Bồ Tát QUÁN TỰ TẠI – QUÁN THẾ ÂM – Bodhisattva Avalokiteśvara

avalokiteshvara

Parmi les noms des Bodhisattvas du bouddhisme, il existe un nom qu’on pense souvent, c’est celui du Bodhisattva Quán Tự Tại ou Quán Thế Âm, aussi différent en langue pali, ou bien traduit en sanskrit par Avalokitasvara, signifiant “A cause des êtres, je regarde vers le bas”.

Trong tên các Bồ tát trong Phật giáo, có một tên làm mình suy nghĩ đến nhiều nhất, đó là Bồ tát Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm, hai tên khác nhau trong tiếng Hán, nhưng dịch ra từ một tên trong tiếng Phạn—Avalokitasvara, có nghĩa là “vị chúa nhìn xuống”.

Le nom du Bodhisattva Quán Tự Tại apparaît dans le Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra (“Sutra sur le coeur de la sagesse parfaite”):

Ta gặp từ Quán Tự Tại ngay đầu Bát Nhã Tâm Kinh:

“Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”

Có nghĩa là:

“Khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành trí tuệ giải thoát thâm sâu
Thấy rõ mình là Không, ngài vượt qua tất cả khổ nạn”

“Vượt qua tất cả khổ nạn” chính là “giác ngộ”.

Vậy hai câu đầu của Bát Nhã Tâm Kinh có nghĩa là:

“Khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành trí tuệ giải thoát thâm sâu
Thấy rõ mình là Không, ngài giác ngộ.”

Quán Tự Tại. Quán là nhìn (view), Tự là chính mình (self), Tại là trong, bên trong (in). Quán Tự Tại là “nhìn bên trong chính mình.”

Vây ta có thể nói:

“Khi ta nhìn bên trong chính mình với trí tuệ giải thoát thâm sâu
Thấy rõ mình là Không, ta giác ngộ.”

Nếu ta “thấy rõ ta là Không” đương nhiên là ta đã “có trí tuệ giải thoát thâm sâu”, nên cụm từ “có trí tuệ giải thoát thâm sâu” coi như thừa. Hai câu đầu của Bát Nhã Tâm Kinh có thể rút gọn lại thành:

“Khi ta nhìn bên trong chính mình và thấy rõ mình là Không, ta giác ngộ.”

Quán Thế Âm. Quán là nhìn, Thế là thế gian, Âm là âm thanh. Quán Thế Âm là “nhìn âm thanh của thế gian”, tức là “nghe những tiếng khóc của thế gian”.

Vì Quán Tự Tại và Quán Thế Âm là hai tên đồng nghĩa cho cùng một tên Avalokitsvara, cho nên ta có đồng nghĩa giữa “nhìn bên trong chính mình” và “nghe những tiếng khóc của thế gian”.

Vậy khi ta nói câu:

“Khi ta nhìn bên trong chính mình và thấy rõ mình là Không, ta giác ngộ.”

ta có thể đổi thành:

“Khi ta nghe những tiếng khóc của thế gian và thấy rõ mình là Không, ta giác ngộ.”

Đây là hai công thức giác ngộ, hơi khác nhau một chút—một là nhìn bên trong chính mình và thấy rõ mình là Không, hai là nghe tiếng khóc của thế gian và thấy rõ mình là Không.

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.