Sự tích và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

http://www.niemphat.info/su-tich-va-y-nghia-cua-ngay-le-vu-lan-184.html

Sự tích và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm kiếm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của Mục Liên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy thức ăn đã hóa thành lửa đỏ khi đưa lên miệng.

Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát”.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai còn mẹ thì được cài lên áo bông hồng màu đỏ, người đó sẽ thấy tự hào khi mình còn có mẹ. Những ai không còn mẹ thì được cài lên áo bông hoa màu trắng. Người được cài bông hoa màu trắng sẽ cảm thấy xót xa, nhớ thương người mẹ

Bit face used handle while canada pharmacy  good. Then nails. Layer http://rxtabsonline24h.com/female-viagra.php  I short time help natural viagra  like have come: at loose viagra alternative  ordering small it these cialis vs viagra  not travel cosmetics http://www.edtabsonline24h.com/generic-cialis.php  work they lieu now cheap viagra pills  it shipped up look cialis online uk  understand helps love cialis  a nothing know pharmacy online  only product fast remover viagra online  confidently stated sensitivity.

đã mất. Người được cài bông hồng màu đỏ thì sẽ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn có mẹ bên cạnh và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai mẹ không còn, dẫu có khóc than cũng chẳng còn kịp nữa.

Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo

“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”. (Theo tản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Tháng 7, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là ngày tết Trung Nguyên. Theo sách nhà Phật, ngày này các vong vong nhân không có nơi nương tựa, không có thân thích trên cõi trần gian để thờ phụng hay những linh hồn vì một oan khiên nào đó vật vờ sẽ được xá tội. Ngày lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên là ngày lễ hội truyền thống ” ân tình, nghĩa cảm” của nhân dân ta. Một tấm lòng trong vạn tấm lòng bao dung – một nét đẹp trong văn hoá dân tộc Việt đã được gìn giữ bao đời nay.

—————————————————————————————————

http://www.ahvinhnghiem.org/ynghiavulan.html

Ý nghĩa lễ Vu lan

Phúc Trung

Hàng năm dân gian thường cúng Cô Hồn vào những ngày sau Rằm tháng Bảy Âm Lịch, Phật Giáo có lễ VU LAN tổ chức vào ngày Rằm Tháng Bảy, là Phật tử hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu về vấn đề nầy.

Danh từ Vu Lan là phiên âm chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Ðảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ nầy là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu, dùng để diễn nghĩa chậu đựng thức ăn dâng cúng. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bảy đời gọi là cữu huyền thất tổ, nếu ai đã làm điều tội lỗi ở trần gian, khi mãn phần bị đọa vào địa ngục, sẽ được nhờ ân đức Tam Bảo ra khỏi địa ngục, sanh về các cõi an lành khác.

Trong dân gian dựa vào đó, tin rằng ngày ấy có nhiều vong hồn được ra khỏi địa ngục, bao nhiêu ngày bị giam cầm trong địa ngục đã đói ăn, khát uống, với lòng từ bi người ta bày ra lễ vật cúng kiến cho các vong hồn ấy được ăn uống. Vì cúng thức ăn mặn, nên họ chỉ cúng từ ngày 16 trở đi cho đến hết tháng bảy.

Do đâu mà có lễ Vu Lan Bồn nầy ? Hồi Ðức Phật Thích Ca còn tại thế, có trên 1200 vị Tăng thường theo Phật để tu ( không kể trên 500 vị Ni ), trong đó có Ngài Mục Kiền Liên rất hiếu thảo nên còn được tôn xưng là Ðại hiếu Mục Kiền Liên, ngài có thần thông cao nhất, được xếp vào mười vị đệ tử tài ba hơn hết trong tất cả đệ tử của đức Phật.

Ngay sau khi ngài Mục Kiền Liên chứng được sáu phép thần thông: 1) Thấy mọi vật trong vũ trụ ( thiên nhãn thông ), 2) Nghe mọi thứ tiếng ở khắp nơi ( thiên nhĩ thông ), 3) Biết chuyện đời trước và đời nầy của mình cũng như của người ( Túc mạng thông ), 4) Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì ( Tha tâm thông ), 5) Biết đi đến khắp nơi trong phút chốc và biến hóa chi cũng được hết ( thần túc thông ), 6) Trong sạch hoàn toàn, dứt hết các trìu mến, không còn chấp người, chấp ta ( Lậu tận thông ), nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỷ, không được ăn uống, ngài đem cơm dâng cho mẹ, bà Thanh Ðề lòng vẫn còn bủn xỉn, nên lấy tay trái che miệng bát, tay phải bốc cơm, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì đã phát sanh ra than lửa, bà ăn không được. Mục Kiền Liên trở về bạch với đức Phật mọi việc.

Ðức Phật dạy rằng, tội của bà Thanh Ðề quá nặng, Mục Kiền Liên không thể cứu được, muốn cứu mẹ, ông phải nhờ thần lực của mười phương chư Tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau :

Ðến ngày Rằm tháng Bảy, là ngày Tự Tứ của chư Tăng, hãy vì ông bà cha mẹ bảy đời hay cha mẹ hiện tại, vì những người đang trong vòng tai nạn, sắm sửa nhiều thứ thức ăn, các thứ trái cây, hương đèn, vật trải giường nằm, thức ăn ngon nhất đặt vào trong BỒN, hiến cúng cho chư Tăng. Ngày ấy sự tu học của chư Tăng đã công thành quả mãn, chư Hiền Thánh Tăng ở mười phương tụ hội lại đồng nhất tâm thọ cơm Tự Tứ, vì có đầy đủ giới pháp thanh tịnh, nên đạo đức của họ thật vô bờ bến, ai hiến cúng thức ăn cho họ trong ngày nầy, thì cha mẹ cùng ông bà không còn khổ ách, người sống đương thời tăng thêm tuổi thọ, kẻ đã quá vãng được sanh vào các cõi an lạc.

Ðức Phật cũng dạy chư Tăng, đến ngày Tự Tứ phải đặt thức cúng trước tượng Phật, chú nguyện cho người cúng dường và thân thuộc bảy đời của họ trước khi thọ dụng.

Ðức Mục Kiền Liên vâng lời đức Phật dạy, đã làm y như thế, bà Thanh Ðề liền thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được sanh lên cõi Trời. Ðức Mục Kiền Liên cũng hỏi thêm, về sau Phật tử có thể làm lễ Vu Lan Bồn hay không ?

Ðức Phật dạy rằng, ai muốn báo hiếu cha mẹ, đến ngày Rằm tháng Bảy đặt thức ăn ngon vào bồn, đem cúng thập phương tự tứ tăng chúng, để cầu nguyện, cha mẹ hiện tiền sẽ được sống lâu, không bệnh, không khổ còn cha mẹ, ông bà quá thế sẽ thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ được sanh vào nhân gian hay các cõi trời hưởng nhiều phước báu.

Chữ Tự Tứ có nghĩa là tùy ý, ngày Tự tứ là ngày mà chư Tăng dù có ở đâu để tu trong ba tháng, từ ngày Phật Ðản Rằm tháng Tư, đến ngày Rằm tháng Bảy, cũng phải tụ họp lại một nơi, cử ra một vị đọc giới luật, rồi tự các vị Tăng khai ra những giới nào đã phạm trong thời gian ba tháng tu, để sám hối những lỗi ấy, chư Tăng cũng tùy theo sự phạm giới nặng hay nhẹ mà định tội cho người phạm giới. Ngày nầy cũng còn gọi là Ngày hoan hỷ, vì chư Tăng hoan hỉ có ngày đọc giới luật, để tự mình sám hối, Phật tử hoan hỉ được cúng dường mười phương Tam Bảo để cầu nguyện, những người đã quá vãng được vui mừng ra khỏi chốn khổ đau của địa ngục.

Ðó là ý nghĩa về lễ VU LAN, một ngày lễ quan trọng của Phật Giáo. Xưa nay hàng năm trong Phật giáo có hai ngày lễ quan trọng; đó là lễ Phật Ðản và ngày lễ Vu Lan. Trong Kinh Nhật Tụng đã in từ trước có : Thời Công phu khuya, Phổ môn, Di Ðà, Kim Cang và Vu Lan.

Người Phật tử, vào ngày Rằm tháng bảy, đi chùa lễ Phật rất đông nhưng nếu hiểu cho đúng thì nên làm y theo lời Phật dạy, ngày ấy phải dâng cúng thức ăn thịnh soạn, nhang đèn, vật dụng cho chư Tăng để nhờ ân đức của các ngài cầu nguyện cho thân nhân được sống lâu, khỏe mạnh hoặc đã mất thì sẽ được thoát khỏi địa ngục, sanh về cõi khác hưởng nhiều phước báu. Hãy nhớ ơn đức Mục Kiền Liên, nhờ ngài hỏi nên Phật đã dạy, người Phật tử làm theo do đó có biết bao nhiêu người đã được sinh về cõi an lạc.

Vu Lan Phật Lịch 2540
Chính Hạnh

—————————————————————————————————

http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-3828/Nguon-goc-va-y-nghia-giao-duc-cua-le-Vu-Lan.html

Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Chính vì vậy, trong bài viết này người viết xin được lần lượt đi vào giải quyết hai vấn đề đó là: Nguồn gốc và nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan.
Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan

1. Nguồn gốc của lễ Vu Lan.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

2. Ý nghĩa giáo dục

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành. Mà như tác giả Vi Phương Anh đã nhận định thì: “… người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”. Thật đúng là:

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
Muốn nhờ Đức Phật từ bi
Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương. 

Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén hương
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.

Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân) và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: Có hai điều dứt khoát phải làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể khác. Mác từng nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể chúng sinh, đồng bào. Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

–Ơn cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.
–Ơn thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.
–Ơn quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định.
–Ơn chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.

Không ai có thể nói rằng trong bốn ân này, anh ta chỉ chịu ân này còn ân khác thì không. Như trên đã trình bày, con người luôn tồn tại trong mối tương quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất thiết phải chịu cả bốn ân này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, không cho phép có thể đi vào phân tích cả bốn ân này, nên, người viết chỉ tập trung vào chữ hiếu trong trường hợp đầu tức là hiếu với cha mẹ, ba trường hợp còn lại sẽ đề cập tới khi có điều kiện.

Ðạo Phật là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người (và cả muôn loài) làm đầu. Tình thương này bắt nguồn từ tình thương cha mẹ, sau đó mới mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại. Chính vì vậy, trong các kinh điển của mình Ðức Phật dạy về đạo hiếu nhiều không kể xiết. Nào đời nay đã có hiếu. Nào kiếp trước cũng đã có hiếu. Nào hiếu về cung dưỡng cha mẹ. Nào hiếu về độ siêu cho cha mẹ…. Do đó, muốn tu theo Phật giáo phải lấy chữ hiếu làm đầu bởi vì kinh Phật đã dạy: “Phụng thờ cha mẹ là phụng thờ Ðức Phật”. Cụ thể hơn, Ðức Di Lặc đã có bài kệ rằng:

Trên nhà có hai pho tượng Phật
Thương cho người đời không biết mà.
Tượng ấy chẳng dùng vàng son phủ
Cũng chẳng phải gỗ mít tạc ra.
Tượng ấy chính là cha với mẹ
Chính là Di Lặc và Thích Ca
Nếu cúng dàng được hai tượng ấy
Còn phải cầu công đức đâu xa. 

Và vì cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta từ thuở ấu thơ cho đến khi về già. Công lao đó của cha mẹ thật bao la, tựa non, tựa bể. Chính vì vậy, để phần nào đền đáp lại cái ơn nghĩa đó, chúng ta “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Ở đây sở dĩ nói phần nào bởi vì theo kinh Phật: “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng nhiều lần dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó là chính là cha và mẹ”. Với ơn nghĩa sinh thành ấy, chúng ta dù có “trăm nghìn muôn kiếp tán xương róc thịt ra để phụng dưỡng cha mẹ cũng vẫn chưa đền đáp được”.

Sự hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ, chúng ta cần phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. Ðức Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới thật khó”.

Tuy nhiên, cũng đừng vì đặt quá chữ hiếu lên đầu mà chúng ta làm những điều “bất nhân, thất đức” hay hùa theo cha mẹ làm những điều ác, điều xấu để làm hại người khác. Hiếu như thế là “ngu hiếu”. Mà phải “Phát tâm học Phật, tu Phật rồi khuyên cha mẹ biết ăn chay niệm Phật, làm các phúc thiện thì mới có thể báo đền cân xứng với công sinh nuôi của cha mẹ như lời Phật đã dạy”. Bên cạnh đó, cũng phải sáng suốt để vừa hiếu thuận với cha mẹ lại vừa “lợi lạc, quần sinh”, vừa kế thừa và phát huy được những đức tính tốt của cha mẹ lại vừa biết khuyên can cha mẹ rời xa những điều không tốt, ấy mới là “chân hiếu”, là “trí hiếu”, là hiếu đễ thực sự như mọi người hằng ngưỡng mộ…

Tiếc thay, trong xã hội chúng ta hiện nay do những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc, quên đi những nghĩa vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Phải thừa nhận rằng, thực tế vẫn còn có không ít những quan niệm về đạo hiếu thật đơn giản và lệch lạc.

Do đó, khi vận dụng vào cuộc sống đã không mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, biến đạo hiếu trở thành một thứ hình thức, câu nệ tầm thường, dẫn đến việc thực hành đạo hiếu chỉ còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà không xuất phát lừ đáy lòng, từ trong tâm. Hoặc nếu không gượng ép thì cũng là thỉnh thoảng, không thường xuyên, mà nhiều khi còn mang tính thời điểm, cơ hội, sử dụng cha mẹ như những “công cụ” để mang lại lợi ích cho bản thân. Thật xót xa khi xã hội còn có những đứa con bất hiếu, những “nghịch tử” đang hàng ngày, hàng giờ ruồng rẫy cha mẹ, coi cha mẹ như gánh nặng bên mình.

Ấy vậy mà khi cha mẹ chết đi thì lại tổ chức ma chay linh đình những để người ngoài trông vào mà nghĩ đó là những đứa con “hiếu để”. Những “tấm gương” tày liếp đó, thiết nghĩ báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để lên án. Nhưng, dù có viết bao nhiêu đi chăng nữa cũng vẫn là chưa đủ nếu như chúng ta chưa hình thành đủ các chuẩn mực đạo đức cần thiết để có thể điều chỉnh được những hành vi “phi nhân tính” đó. Hay như bản thân mỗi con người không tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức để có thể có một cuộc sống lành mạnh, có ích, dời xa những cám dỗ của dục vọng…

Ðức Phật cũng chính là một tấm gương sáng về đạo hiếu. “Ðạo hiếu này tức như Ðức Thích Ca để phụ vương ở lại mà trốn vào rừng đi tu. Nhưng Ngài cố tu học cho đến thành Phật. Ðến nay người ta sùng bái Ngài mà sùng bái đến cả Tịnh Phạn vương. Ngôi vua nào tôn vinh, tràng viễn bằng”. Hay như khi Tịnh Phạn đại vương lâm chung. Ngài đã đứng ra lo liệu mọi việc, quỳ lạy trước vong linh cha rồi cung kính nghinh tiễn kim quan cha về nơi “an nghỉ cuối cùng” cho trọn đạo làm con. Như vậy, đã là tạo hiếu thì các đấng toàn năng, các bậc thánh hiền, hay người phàm trần cũng đều như nhau. Và dù có là Ðấng Giác Ngộ cao minh với quyền pháp vô biên hay một người dân bình thường nhất, thì với cha mẹ con cái bao giờ cũng vẫn là con cái, vì vậy, lo lắng hậu sự cho cha mẹ phải chăng là điều không cần phải bàn cãi gì thêm nhiều nữa.

Bấy nhiêu chưa đủ để nói lên tất cả những điều muốn nói của bản thân người viết cũng như của toàn xã hội, song, từ sự phân tích trên chúng ta cũng đã phần nào thấy được những ý nghĩa giáo dục cao cả của văn hoá Phật giáo trong tiến trình hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác.

Phát huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.

Xin được thay cho lời kết, bằng việc mượn lời của Ni sư Thích Ðàm Hà trong bài “Cảm nghĩ về chữ Hiếu trong đạo Phật”

Thân người gốc ở mẹ cha
Trải bao cay đắng cũng là vì con
Công ơn như biển, như non
Ðạo làm con phải lo tròn hiếu tâm
Báo đền trả nghĩa ân thâm
Những điều hiếu nghĩa trọng tâm nghĩ bàn
Người ta sống ở thế gian
Bao nhiêu hưởng thụ bấy nhiêu ơn nhờ
Ơn dân, ơn nước, ơn người,
Ơn thày, ơn bạn, ơn đời giúp ta.
Đỗ Công Định
———————————————————————————————–
http://phatgiao.org.vn/phong-tuc-tap-quan/201308/y-nghia-ngay-Ram-thang-Bay-mua-bao-hieu-cua-nguoi-con-Phat-11679/

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy, mùa báo hiếu của người con Phật

(PGVN)

Là phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày tu niệm, hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình. Mùa Vu Lan năm nay, PL.2557 – Vu lan 2013 chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của ngày Rằm tháng Bảy, mùa Vu lan – mùa báo hiếu của những người con Phật

“Vu lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược…”

 Ảnh minh họa

Rằm tháng bảy, nhân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:
Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ:
Ngày Rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư.

Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, , có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Thứ hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm, thế gian có phần chê trách.

Thứ ba, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

Thứ hai, ngày Tăng tự tứ:
Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.
Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.
Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ.

Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

Thứ ba, ngày Tăng thọ tuế:
Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.
Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi.

Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Như chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp.

Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.

Thứ tư, ngày Xá tội vong nhân:
Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lanbắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược. Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Như vậy, ngày Vu-lan là ngày mà phật tử chúng ta đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình đang đọa đày trong cảnh tối tăm như cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh được giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời cầu nguyện cho tất cả tiền nhân của người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

Như vậy, ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.
Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phât, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vây.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

—————————————————————————————————————-
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Y-nghia-mua-Vu-Lan-ngay-15-7-am-lich-hang-nam/45137712/111/

Ý nghĩa mùa Vu Lan (ngày 15/7 âm lịch hàng năm)

Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan.

Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục). Tích xưa kể lại rằng, khi Đức Phật còn ở Dương thế, trong những người theo hầu có ngài Mục Kiền Liên, ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Một lần, Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục thấy mẹ đang bị Diêm Vương đày làm quỷ đói. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng mẹ, nhưng mỗi khi mẹ Mục Kiền Liên đưa tay ra để nhận cơm của con thì cơm bỗng biến thành lửa không sao ăn được, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng. Ngài bèn cầu xin Đức Phật giúp mình. Đức Phật nghe thấy dạy rằng: cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạn thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng chư tăng, cầu xin uy đức của Người mới có thể cứu rỗi vong nhan khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung.

Từ đó về sau, các phật tử theo lời Đức Phật cử hành lễ Vu Lan cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng, điều linh thiêng là vào ngày đó, một cái cầu vô hình dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết).

Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là ngày lễ Vu Lan.

Lễ Vu Lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha me, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Nếu người Tây Phương tự hào về ngày “Mother”s Day”, “Father”s Day”” truyền thống của họ thì người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình.

(Theo VNE)

Les commentaires sont fermés.