Année 2012

Célébration de la Fête de Vésak Année 2636 Calendrier Bouddhiste – 2012

Parmi les jours des cérémonies bouddhistes, celle du jour de Naissance du Bouddha est la plus importante, aussi appelé jour de Vésak (qui réunit 3 événements : la Naissance, l’Eveil et le Nirvana) : le jour de Vésak est célébré mondialement. Le jour de Naissance « akarmique » du Bouddha Sâkyamuni est devenu un jour reconnu comme une tradition mondiale de croyance bouddhiste, il a été décidé par l’Assemblée Générale des Nations Unies. Grâce à cette décision, le Bouddhisme a pris une position importante à l’échelle du monde, et il est reconnu en tant que culture religieuse, ou bien courant de Paix. L’application du bouddhisme au quotidien a une grande signification.

A travers le courant de l’histoire, il y a plus de 2636 années, le Prince Siddhârta est arrivé sur le sol de ce monde, en choisissant la voie de renonçant avant d’atteindre l’Illumination en devenant le Bouddha Sâkyamuni. Son Eveil a dessiné un courant de vie, dont aucun être à ce jour n’a encore expérimenté : cette voie est celle du détachement du cycle de Renaissances et de Morts, afin d’apporter la Lumière de l’Eveil aux êtres. Le Bouddha a proclamé : « Je suis un Bouddha réalisé et les êtres seront dans l’avenir des Bouddhas réalisés », ceci est une affirmation qui n’a jamais encore été émise ni dans le passé et ni dans l’avenir. Elle responsabilise les êtres dans leur actions, leurs paroles, leurs pensées, leurs réflexions et elle apporte une clairvoyance sur l’impact karmique du aux causes du passé, aux actions du présent et aux conséquences de l’avenir.

Le Bouddha avec son Eveil n’a pas apporté qu’une croyance philosophique mais il a aussi apporté un esprit de compassion, de non violence, de sérénité, de bonheur, de paix, dans un lien pacifiste que le monde a accepté. Ces qualités sont des grandes valeurs culturelles d’une tradition spirituelle, dont sa croyance est « permanente ».

Le Sutra d’Agamas (Kinh A Hàm) fait référence à la Naissance précieuse et extraordinaire du Bouddha comme suit: « Mes chers Disciples, la venue d’une personne sur cette terre a amené une « vision » profonde dans l’éveil de l’essence des choses de ce monde, par son Rayonnement infini et par sa Sagesse infinie. C’est aussi l’apparition d’une victoire de l’état d’Eveil face à la peur. Cette personne a pu par elle-même parvenir à atteindre les autres sphères et les différentes sphères, en comprenant clairement les 6 cases sensorielles, les 6 mondes et les 6 consciences, c’est-à-dire comprendre la loi de l’impermanence, le conditionnement de la naissance, le non-soi et les illusions. Il a allumé le feu de la prajna-Sagesse, sans être encore attachée aux autres connaissances, c’est pour cette raison que cette personne est complètement libérée, en accédant aux 4 niveaux d’Eveil : Sotàpanna (7 renaissances dans ce monde), Sakadàgàmi (1 renaissance dans ce monde ou celui des Dieux), Anàgàmi (Plus de renaissance dans les 6 mondes) et Arahat (Nirvana dans cette vie). Cette personne, qui est-elle ? Mes chers Disciples, je suis cette personne, ayant atteint le niveau d’Arahat.»

On pourrait dire qu’aucune religion et aucun système de pensées ne positionnent hautement la valeur humaine et la confiance sur la construction de l’identité individuelle et sociale d’un être tel que le Bouddhisme. Le caractère humaniste « profond » du Bouddhisme est justement dans cette vision. « Evitez d’agir dans la cruauté, agissez pour le bien d’autrui, se « purifiez » l’esprit pour acquérir le niveau des êtres réalisés, chaque personne doit se perfectionner dans la vertu et la Sagesse, car chacun a la capacité et la responsabilité de réaliser les paroles enseignées » : Ceci est un message que le Bouddha a remis à la catégorie des hommes, et à chacun de nous. Cela doit être la principale occupation des êtres de ce monde et la vraie valeur de l’existence. Il n’existe aucune autre signification aussi précieuse, aussi encourageante vis-à-vis de la vie qu’on mène actuellement.

Chaque période de Vésak est une occasion pour tous de réviser le caractère extraordinaire sur la « beauté » de la venue du Bouddha et de sa « grande » personnalité, mais c’est aussi une façon de se rappeler qu’on a le devoir de mener notre expérience vers la lumière de la Noble Vérité, que le Bouddha lui-même a trouvée et qu’il a enseignée. En étant des personnes qui apprennent la voie bouddhiste, nous devons savoir se retourner vers la vie spirituelle et vertueuse, en prenant la Vérité du Bouddha pour éclairer chacune de nos actions, de nos paroles et de nos pensées, dans le but de se modifier, de bâtir la famille et la société dans la paix et le bonheur. Grâce aux mérites et aux conditions créés dans le passé, qui nous ont permis de côtoyer le refuge des « Trois Joyaux », de comprendre la pratique du Dharma, et de développer la Sagesse et la Vertu pour obtenir l’état de sérénité, une faculté de pouvoir vivre équilibré et libre sur le chemin de la pratique, même si le cours de la vie est soumise au courant de la loi de l’impermanence. Chaque seconde, chaque minute, on doit penser à la création de mérites, on doit penser aux paroles remplies de Sagesse, aux actions bénéfiques et avantageuses pour autrui, on doit aussi vivre dans la Sagesse et la Vertu. Ce sera de cette façon qu’on accumulera des mérites pour les prochaines vies en renaissant dans les conditions humaines et spatiales ouvertes à la pratique. Ce moyen de pratiquer est la principale façon de faire offrande au Bouddha en ce jour de Vésak.

NAMO AU JARDIN FLEURI DE LUMBINI,
DE LA NAISSANCE EN CE MONDE DU BOUDDHA SAKYAMUNI

Au nom de la pagode Thiện Minh
Très Grand Vénérable Thích Tánh Thiệt

—————————————————————————————–

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2636 – 2012

Trong tất cả những ngày lễ của Đạo Phật, ngày Phật Đản là ngày lễ lớn nhất, là Đại lễ Vesak ( tức là lễ tam hợp : Đản sanh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn) của toàn thế giới. Nghĩa là, ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành ngày lễ hội văn hóa thế giới, mang tính toàn cầu, được sự bảo trợ, quan tâm đặc biệt của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Qua đó, đã khẳng định được vị trí quan trọng của Đạo Phật chúng ta trên lĩnh vực một tôn giáo văn hóa, hòa bình của nhân loại và thấy được sự xuất hiện vi diệu của Đức Phật trong cuộc đời rất có ý nghĩa.

Kinh qua dòng lịch sử, cách đây hơn 2636 năm, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời ; xuất gia và đã chứng đạo giải thoát giác ngộ, thành phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sự giác ngộ của Đức Phật đã mở ra một hướng đi, mà bây giờ cả thế giới nhân loại chưa từng một ai đi qua, đó chính là con đường giải thoát sanh tử, mang ánh sáng giác ngộ đến cho chúng sanh. Đức Phật đã từng tuyên bố « Ta là Phật đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành », đó là một tuyên ngôn vô tiền khoáng hậu, làm cho con người tự thấy mình phải có trách nhiệm với hành động, lời nói, tâm tư, tri thức và vận mệnh nghiệp quả của chính mình từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.

Đức Phật với sự giác ngộ của Ngài, không những mang tính minh triết mà còn với lòng từ bi bất bạo động, mang an lạc, hạnh phúc, hòa bình, hữu nghị nên được thế giới chấp nhận. Đó là một giá trị văn hóa tâm linh tôn giáo mang tính vĩnh cữu.

Kinh A Hàm có tán thán sự kiện Đản sanh hi hữu, vi diệu của Đức Phật như sau: “Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, của đại quang, của đại minh, là sự xuất hiện thù thắng của sự chứng ngộ vô ngại giải, là sự chứng đạt các giới và các giới sai biệt, là sự chứng ngộ minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A La Hán, người ấy là ai? Này các Tỳ kheo, chính là Như Lai, bậc A La Hán.”

Có thể nói, không có một tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là Đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của Đạo Phật chính là ở chỗ đó. Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, gội sạch nội tâm để trở thành bậc Thánh, một con người hoàn thiện về đức hạnh và trí tuệ, mỗi người chúng ta đều có khả năng và bổn phận thực hiện lời dạy đó. Đó là bức thông điệp mà Đức Phật đã trao cho loài người chúng ta, cho mỗi chúng ta. Đó là ý nghĩa chân chính của nhân sinh, giá trị chân thực của cuộc sống. Không thể có ý nghĩa nhân sinh nào cao quý hơn, khích lệ hơn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Mỗi mùa Khánh Đản về là dịp cho chúng ta ôn lại nét đẹp siêu nhiên về sự xuất hiện vi diệu của Đức Phật và nhân cách vĩ đại của Ngài, đồng thời cũng để nhắc nhở nhau tu hành theo ánh sáng chân lý mà Đức Phật đã tìm ra và truyền lại. Chúng ta là người học Phật, phải biết quay về với đời sống tâm linh đạo đức, lấy giáo lý của Đức Phật soi sáng mọi hành động, lời nói và ý nghĩ của mình, nhằm chuyển hóa bản thân, xây dựng gia đình và xã hội được bình an, phúc lạc. Chúng ta được phước duyên cận kề ngôi Tam Bảo, học hiểu đạo lý tu hành, có trí tuệ và đạo đức thì sẽ cảm thấy một sự an lạc, một năng lực sống vững chãi thảnh thơi trên bước đường tu tập, dù cho dòng đời có biến động nhiễu nhương theo định luật vô thường tan hợp. Mỗi giây, mỗi phút chúng ta nghĩ điều thiện, miệng nói điều lành, thân làm việc tốt, lợi đạo ích đời, sống hiền lương đạo đức, đó chính là chúng ta đang tích lũy công đức lành để đời sau sanh ra với y báo chánh báo trang nghiêm hơn. Công năng tu hành đó mới chính là phẩm vật dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ nhân ngày Đản sanh của Ngài.

Nam mô Lâm Tỳ Ni thọ hạ thị hiện Đản sanh Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật
TM. Chùa Thiện Minh
HT. Thích Tánh Thiệt

Les commentaires sont fermés.