TRUNG LUẬN – Long Thọ Bồ Tát

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-61_4-2879/trung-luan-long-tho-bo-tat-thich-nu-chan-hien-viet-dich.html

LONG THỌ BỒ TÁT Nàgàrjuna
TRUNG LUẬN Màdhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – Hà Nội PL. 2546 – DL. 2003

TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ. Cái Thật mà không được nêu danh thì không thể tỏ ngộ, do đó gá vào Trung để mô tả. Ngôn ngữ mà không được giải thích thì không thể suốt cùng, do đó mượn Luận để hiển bày[1]. Khi cái thật đã được mô tả, ngôn ngữ đã được hiển bày, thì sự thực hành của Bồ tát, và sự quán chiếu nơi đạo tràng bấy giờ được buông lửng[2] một cách rỡ ràng vậy.

——————————————————————————————————–

(Virginia Beach) Phái đoàn chư Tăng Ni và Phật tử chùa Đông Hưng,  gồm 29 thành viên, trong đó có 10 Phật tử Mỹ khởi hành từ Thành phố Virginia Beach, VA đến New York để nghe giảng pháp bởi đức Đạt Lai Lạt ma XIV vào chiều ngày 04 tháng 10  năm 2009.

Đoàn khởi hành lúc 8 giờ ngày 03 tháng 10 năm 2009 bằng đường bộ với hai chiếc xe 15 chỗ ngồi. Sau khoảng 10 tiếng lái xe, đoàn đã đến New Jersey và thuê phòng trọ ở lại một đêm nơi ấy. Tối hôm ấy quý Thầy cô và  Phật tử đón xe qua New York tham quan China Town và Time Square. Thật là một chuyến đi thú vị và đáng nhớ.  Mọi người trở về phòng trọ lúc nửa đêm sau một trận “cuốc bộ” rã rời nhưng đầy niềm vui.

Khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau 04 tháng 10, mọi người rời nhà trọ để qua New York. Đoàn đã có mặt trước cổng Manhattan center, đường 34, Thành phố New York từ rất sớm vì không muốn sự chậm trễ vì kẹt xe và tìm parking. Mọi người vào cổng soát vé và kiểm tra an ninh lúc 11 giờ 30 phút trong không khí hân hoan và hồi hộp trong sự mong đợi diện kiến bậc chân nhân đáng kính.

Hôm ấy khoảng hơn 50 vị Tu sĩ bao gồm các Tăng Ni người Việt và các vị Lạt Ma Tây Tạng tham dự với khoảng 3000 cư sĩ Phật tử các giới từ các tiều bang khác về tham dự.

Chư Tôn đức Tăng Ni được Ban Tổ chức gửi thư mời và cúng dường vé vào cửa, còn chư vị cư sĩ Phật tử thì phải đặt vé trước hơn 1 tháng. Vì sức chứa của hội trường có giới hạn cho nên vé đã bán hết mà vẫn còn nhiều người đến đấy để mong tìm mua được chiếc vé may mắn nào đó. Hôm ấy, đoàn chùa Đông Hưng còn dư ra hai vé (vì hai vị Phật tử trong đoàn bận việc đột xuất), nên hai chiếc vé này thể hiện chút niềm vui mới: một cúng dường cho một Lạt Ma, vé còn lại nhường lại cho một  vị Phật tử.

Sau khi qua cổng kiểm soát, nơi hội trường Hammerstein Ballroom của Manhattan center, chư Tăng Ni được mời lên phía lễ đài và ngồi trên những chiếc tọa cụ được xếp sẵn hai bên Pháp tòa của đức Đạt Lai Lạt Ma. Các dãy ghế nơi hội trường ở tầng dưới và tầng trên dành cho cư sĩ Phật tử. Đoàn Phật tử Đông Hưng ngồi ở tầng trên.

Khoảng gần 3 giờ chiều, trước sự trang nghiêm pháp phục của chư Tăng Ni và sự kính thành của hội chúng, Đức Đạt lai Lạt Ma bước ra từ phía sau hội trường với dáng vẻ từ hòa khả ái. Toàn thể đạo tràng đứng dậy cung nghinh Ngài, Ngài hoan hỷ chào đón mọi người  bằng cử chỉ đầy thân thiện. Sau đó, Ngài đảnh lễ trước bảo tướng của Thánh giả  Arya Nagarjuna (Long Thọ Bồ tát) ba lần trước khi lên Pháp tòa. Bảo tọa của Ngài là một cái tòa cao được điêu khắc những biểu tượng Chánh pháp và trần thiết theo phong cách Phật giáo Tây Tạng, phía trên bảo tọa có treo bức tranh Thangkha lớn vẽ hình Ngài Arya Nagarjuna (Long Thọ Bồ tát) và hai bức Thangkha nhỏ hai bên với pháp tướng của  Ngài Manjushri (Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư lợi) và đức Avalokiteshvaha – Sahasrabhujalokeshvara (tức Bồ tát Đại Bi Quán Thế Âm 11 đầu và nghìn tay).

  Ngài Arya Nagarjuna, sống vào TK II sau TL

Ngài Arya Nagarjuna, sống vào thế kỷ II sau TL

Nội dung của buổi giảng của Ngài là tác phẩm Bodhicittavivarana (Bồ Đề Tâm Thích) của Ngài Arya Nagarjuna (Long Thọ). Ngài giảng bằng Tiếng Tây Tạng, sau đó được chuyển dịch sang tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Hoa.

Thật là một thắng duyên hy hữu khi chúng tôi đã được diện kiến Ngài, nghe Pháp âm của Ngài. Pháp âm ấy thông qua biện tài và công huân tu tập của Ngài và từ sự nối truyền tuệ  đăng bất tuyệt từ Thánh Giả Long Thọ thì thật là đáng quý đáng trọng biết dường nào!

Pháp hội này, một pháp hội giảng kinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma với sự hy hữu và phúc lành không thể nghĩ bàn. Cho nên, ai đã có nhân duyên hạnh ngộ thì mở rộng tâm thành, một mực chí kính, thanh tịnh nội tâm ắt có đượm nhuần lợi ích.

Tánh Không được giảng giải kỹ càng trong tác phẩm này, và càng sáng tỏ hơn trước biện giải của bậc tu hành  với sự liễu giải nơi nội tâm sâu sắc; và, Bồ Đề Tâm được nhấn mạnh và khuyến khích chính là trọng tâm của bước đường tìm về Phật Đạo và quảng độ chúng sinh…

Buổi giảng kinh được kết thúc trong sự vun bồi thiện căn phước đức nhân duyên. Sau đó chư Tăng Ni được Ban tổ chức mời thọ trai và cúng dường gieo phước. Buổi lễ được hoàn mãn sau giờ thọ trai này. Đoàn chúng tôi trở về VA Beach với lòng tràn đây hoan hỷ và bình an.

Chuyến đi mầu nhiệm này được thành tựu, chúng tôi phải ghi ân trước hết là cô Kim Oanh và ban tổ chức Pháp hội  với bao nhiệt huyết và đạo tâm. Kế đến, là công lao quan trọng của hai anh Phật tử phụ trách lái xe rất nhiệt tâm và khả ái đã đưa chúng tôi “đi đến nơi về đến chốn”  an toàn và vui vẻ: Đoàn Hữu Hiền và Christian E. Manzella. Chúng tôi còn nhớ câu này của anh Hiền khi anh lái xe trên đường về: “Chưa có chuyến đi nào con thấy khỏe như chuyến này“. Đây có phải chăng là chuyến đi về nguồn cội tâm linh vốn chứa đầy an lạc và sức sống bởi cái thiện.

Thật là một chuyến đi tràn đầy pháp lạc! Mong sao duyên lành này được sẻ chia đến mọi người trên khắp năm châu, khiến cho thế giới mở rộng lòng từ, phát huy trí tuệ như thật, khổ đau giảm lần, an lành phát triển!

Les commentaires sont fermés.