Année 2014

Lettre de Vu Lan (Ullumbana) 2014, Namo Sakyamuni Bouddha

A l’attention des Bouddhistes,

A chaque fois que la période de Vu Lan (Ullumbana) revient, une grande émotion s’élève dans les cœurs des personnes qui ont quitté leur pays natal, et qui ont quitté la terre de leurs ancêtres. Cette émotion se manifeste par le souvenir d’une enfance passée sous l’amour, la bienveillance et la protection de leurs parents.

Il existe aussi des personnes qui ont ce mérite d’avoir des parents encore vivants pour nouer le lien des générations. Ces personnes nourrissent ce lien en revenant sur le lieu de leur naissance et sur le sol de leurs ancêtres, lieu où leur vie a commencé, et cela pour retrouver enfin un véritable bonheur tant attendu.

Mais beaucoup, après avoir quitté leur pays, laissent derrière elles la précieuse expérience avec leur famille et leur environnement, et laissent aussi des relations humaines qu’elles ont pu nouer. La fuite du pays les a conduites à s’éloigner de force, le vieillissement et la maladie de leurs parents, dans l’espoir un jour de revoir ce rayon de soleil de les retrouver. Le temps avance en laissant derrière lui cette image pénible de la souffrance liée à la pauvreté de la vie, telle l’impermanence des générations ancestrales. Une autre image débordante de gratitude mais nostalgique, est celle de voir la photo des parents sur l’autel des ancêtres au moment de revenir dans la maison familiale, ou bien de brûler un bâton d’encens devant la sépulture des parents en récitant des souhaits pour leurs vies « futures ».

« En visitant le monde, aucune bonté n’est égalée à celle de la mère

Portant le fardeau de la vie, aucune souffrance n’est égale à celle du père

L’immensité de l’océan ne peut remplir l’amour d’une mère

L’étendue des nuages ​​ne peut recouvrir les efforts du père »

Les efforts et l’amour des parents ont encré la plume des poètes du Vietnam, il est écrit: « Errant longtemps dans un pays d’exil, il est de la responsabilité de chacun d’exprimer un amour infini et une pensée profonde pour les parents, un modèle d’intégration des qualités de reconnaissance et d’amour envers les parents de ce monde ».

Dans beaucoup de familles, les parents continuent à « attendre dans la patience » le retour de leurs enfants,  cette patience comparée à celle pratiquée pour traverser les montagnes ou pour affronter les vagues des océans, jusqu’au moment de cueillir le fruit du retour. Il est dit aussi que l’Amour « infini » pousse les parents à travailler jour et nuit, en vendant leurs efforts pour nourrir leurs enfants et pour bâtir leur scolarité, jusqu’à user leur vie dans la vieillesse, pour enfin aboutir à une vie triste de solitude!

Chers bouddhistes,

Un proverbe vietnamien dit: « Les larmes coule toujours vers le bas », les larmes, ici, symbolisent l’image de l’Amour infini, du sacrifice sans retour des parents pour leurs enfants. Et « les larmes ne peuvent couler vers le haut », ce qui signifie qu’un enfant ne peut pas rendre tous les bienfaits matériels et spirituels des parents. Pourquoi ? Parce qu’à l’enfance, il doit se préoccuper de travailler à l’école et être responsable de sa carrière professionnelle. Parce qu’à l’âge adulte, il devra travailler pour subvenir aux besoins de sa famille, à cause de ces conditions, l’enfant ne pourra pas donner son temps pour penser, pour aimer ses parents, sans vraiment encore parler de reconnaissance.

Dans le Sutra du Bouddha sur « La voie d’être un enfant », il rappelle que l’amour des parents est comparable à l’amour d’un Bouddha envers tous les êtres. Les parents sont des « Bouddhas » de cette vie, il est dit : « Savoir être reconnaissant envers eux, c’est être reconnaissant envers le Bouddha. »

Dans cette vie, nos conditions karmiques nous ont guidé « justement » au Dharma, afin de pratiquer correctement les causes et d’en créer les mérites, dans l’esprit de paix et de sagesse. Le respect des ainés et la concession à autrui, guident notre vie vers le modèle des Bodhisattvas : un modèle de pratique de la générosité et de l’offrande, celui d’apporter la joie aux êtres pour soulager leur souffrance et celui de dédier les mérites créés aux « esprits » des ancêtres et des parents des vies passées, présentes et futures.

La période de Vu Lan de cette année représente aussi une image commémorative du 1er anniversaire de décès du Très Grand Vénérable Thich Minh Tam, Grand Maître, qui a consacré sa vie au Dharma et à la Tradition. Sa grande Réalisation est un miroir exemplaire pour les Congrégations bouddhistes en Europe et aussi celles à l’étranger. A l’occasion de cet événement, la pagode Thien Minh invite tous les bouddhistes à venir participer à cette commémoration d’Ullumbana, à pratiquer les souhaits, à témoigner de la gratitude et à développer les Quatre Grandes et Nobles Reconnaissances.

Namo Maudgalyana Bodhisattva de la Piété infinie

——————————————————————————————————————————

Lá thư vu lan năm 2014

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gởi quý đồng hương Phật tử,

Mỗi lần mùa vu lan trở về, đặc biệt là hải ngoại, nơi mà những đứa con rời xa quê hương, quê cha đất tổ, chạnh lòng hồi tưởng lại những ngày thơ ấu, được gần gũi, che chở, nuôi nấng, thương yêu, sâu lắng ngọt ngào của mẹ và cha.

Có người may mắn còn cha mẹ để được nói chuyện viễn liên vô tuyến hoặc trở về thăm viếng quê hương linh thiêng, nơi mà hai đấng sinh thành, ngày đêm trông ngóng, thật hạnh phúc biết bao.

Nhưng cũng không ít người, khi ra đi, bỏ lại sau lưng, tất cả những gì thân thương quý báu mà mình đã khổ công tạo dựng; nhất là phải từ giã cha già mẹ yếu, một nắng hai sương, lưng còng lam lũ, nơi quê nghèo cằn cỗi, nơi cội nguồn của bao thế hệ ông bà tổ tiên. Ngày trở về, nhìn di ảnh cha mẹ trên ban thờ, đốt nén tâm hương cầu nguyện nơi mộ phần.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Khi đọc lại những bài ca dao công cha nghĩa mẹ, mà tác giả là những đứa con việt nam, tha hương lạc xứ năm xưa, thể hiện tấm lòng thương cha nhớ mẹ, làm cho người đời sau dâng trào cảm xúc nhớ mẹ thương cha.

Có nhiều gia đình, cha mẹ dẫn theo đàn con nheo nhóc, vượt muôn trùng biển khơi, sóng gió ngập đầu, đến miền đất hứa. Cha mẹ phải làm ngày làm đêm, bán sức lao động tay chân để nuôi đàn con ăn học, đến khi thân mòn sức kiệt, tóc bạc da nhăn, sống cô đơn trong căn hộ vắng lạnh, buồn lắm thay!

Kính thưa quý đồng hương phật tử,

Tục ngữ Việt Nam có câu: “nước mất luôn chảy xuống”, nước mắt là hình ảnh của tình thương vô bờ bến, sự hy sinh thầm lặng của cha mẹ dành cho con cái. Và nước mắt không thể chảy lên được, nghiã là đứa con không thể nào đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ cho được hết cả. Khi còn nhỏ, thì lo học hành sự nghiệp, khi có vợ con thì trăm công ngìn việc, tâm tư đâu nữa, thời gian đâu nữa mà thương cha nhớ mẹ, nói gì đến báo hiếu thâm ân sâu dày.

Bởi vậy kinh Phật dạy, đạo làm con, tình thương của cha mẹ cũng giống như tình thương của Phật đối với chúng sanh. Cha mẹ là phật tại tiền, biết phụng thờ cha mẹ là biết phụng thờ Phật.

Chúng ta may mắn gặp Phật pháp, biết tu nhân tích đức, ăn hiền ở lành, kính trên nhường dưới, biết noi gương công hạnh của chư bồ tát, bố thí cúng dường, ban vui cứu khổ để hồi hướng công đức cho tổ tiên ông bà, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, lành thay!

Mùa vu lan năm nay, cùng chính là thời gian tưởng niệm tiểu tường ( giáp năm) của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, một bậc ân sư, hết lòng với đạo pháp và dân tộc, một tấm gương sáng ngời cho giáo hội Phật giáo âu châu và hải ngoại, chùa Thiện Minh kính mời quý đồng hương Phật tử về tham dự đại lễ vu lan, góp phần cầu nguyện, báo đáp thâm ân, tứ đại trọng ân.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

Les commentaires sont fermés.