ĐỨC PHẬT QUA KHÁI NIỆM PHẬT THÂN

BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA
Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

ĐỨC PHẬT QUA KHÁI NIỆM PHẬT THÂN

Mục đích hướng đến cao nhất của khái niệm Tánh-không (空性) và bồ-tát (菩 薩) là Như-lai (如 來), bậc tượng trưng cho sự hoàn hảo của tất cả các đức hạnh và trí tuệ. Làm thế nào bồ-tát đạt được vị trí và sự chuyển hoá như thế là vấn đề cho chúng ta lưu tâm. Bậc Đại Bồ-tát (Bodhisattvas Mahasattvas, 菩 薩 摩 訶 薩) là bậc thánh trong nhiều trường hợp cũng được kính trọng như bậc ‘Chánh đẳng giác’(Samyak-sambodhi, 正等覺). Như trong kinh Trang-nghiêm (Kāraṇḍavyūha Sūtra, 莊嚴經), bồ-tát Quan-thế-âm (Avalokiteśvara, 觀世音菩薩) được xưng tán là bậc Chánh đẳng giác. Thế nên, thật là lợi ích để bàn bạc về các tướng hảo (Lakṣaṇas, 好 相), tướng phụ (Anuvyañjanas) của Như-lai cũng như khái niệm Phật thân theo quan điểm của các trường phái Phật giáo như sau:

Khái niệm Phật Thân trong Kinh tạng Pāli

Nghiên cứu nguồn gốc và sự thăng hoa của khái niệm Phật thân (Buddha-kāya, 佛身), chúng ta sẽ thấy trong kinh điển Pali đề cập nhân cách của đức Phật Thích ca (Śākyamuni, 釋迦牟尼佛), vị đạt Phật quả (Buddhahood, 佛果) sau nhiều năm khổ hạnh. Phật Thích ca là một con người bình thường, con người lịch sử với chính nghiệp (karma, 業) của ngài như các chúng sanh khác, nhưng với nỗ lực và quyết tâm loại trừ nghiệp xấu, đau khổ, đạt được giải thoát tối hậu trở thành bậc giác ngộ khi tuổi vừa 35.676 Sau đó, Đức-Phật thành lập một hệ thống triết lý và đạo đức được gọi là Phật giáo.

Trong Trường-bộ kinh đã giải thích khái niệm Đức Phật như sau:

“Đức Phật được gọi là bậc A-la-hán, Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế-tôn. Ngài biết xuyên suốt các thế giới của trời, ma vương, ẩn sĩ, bà-la-môn và cõi người. Ngài thuyết pháp mà pháp đó siêu xuất ở chặng đầu, giữa và cuối.”677

(Bhagavā arahaṁ sammasambuddho vijjācaraṇasampanno lokavidū anuttaro purisadhammasārathi satthā devamanussānam buddho bhagavā. So imaṁ lokaṁ sadevakaṁ sabrahmakaṁ sasamaṇa-brāhmaṇaṁ pajaṁ sadevaṁ sayaṁ abhiññā sacchi katvā pavedeti. So dhammseti adikalyāṇaṁ, etc) .

Sự mô tả như vậy thì không cho rằng Đức Phật vốn là hơn một con người. Trong vũ trụ học của Phật giáo, có các chư thiên ở các cõi trời khác nhau, cao nhất các cõi trời là Phạm thiên (Brahmaloka, 梵天)678 là những chúng sanh có nhiều phước đức và năng lực, nhưng lại thấp trong năng lực chứng đạt các quả thánh hoặc A-la-hán (Arahata, 阿羅漢). Vì thế, các nhà Tiểu-thừa không gán bất cứ các yếu tố thần thánh hay trừu tượng nào vào Phật thân. Tất cả cho là Đức phật Thích ca là bậc tu tập tinh thần thanh tịnh và đơn giản trong chính đời này và như là kết quả kết tập công đức của những đời trước, đưa đến tiến trình cao nhất của hoàn hảo và đạt được không những chỉ trí tuệ và năng lực cao hơn bất cứ thiên, nhân nào mà còn đạt được trí tuệ và năng lực siêu việt nhất.

Trong Trung bộ, tôn giả A-nan giải thích tại sao Đức Phật được coi là cao hơn A-la-hán mặc dù cả hai có mục tiêu đạt đến cùng giống nhau. Tôn giả A-nan nói rằng không một tỳ-kheo nào được xem là có đầy đủ tất cả ưu tú trong các hình tướng của họ như Đức Phật. Hơn nữa, Đức Phật là người khởi đầu của con đường mà trước đó không có hoặc bị quên lãng, bậc thiện thệ hoặc bậc công bố về một đạo lộ mà các bậc Thanh-văn theo tu tập (Śrāvakas, 聲聞).679

Tại một nơi mà khuynh hướng thánh hoá quá mạnh khiến các nhà Tiểu-thừa thời kỳ đầu chỉ giữ nổi tánh cách con người của Đức Phật một hoặc hai thế kỷ sau khi Đức Phật tồn tại, khi các kinh điển được coi như thành hình rõ ràng. Nhưng thật ra, Đức Phật là một nhân cách lớn, trong lúc Đức Phật tại tiền, tăng chúng đã xem ngài như bậc siêu nhân:

“Những tỳ-kheo nói bậc thánh nhân có ba mươi hai tướng tốt và chỉ có bậc thánh mới sở hữu được hảo tướng và hai hạnh nghiệp.”

(Dvāttimsimāni bhikkhave, mahāpurisassa mahāpurisa lakkhanāni yehi samannāgatassa mahāpurisassa dveca gatiyo bhavanti anaññā: sace kho pana agāpasma anagāriyam pabbajati, araham hoti sammāsambuddho loke vicattacchado. idha bhikkhave mahāpuriso suppatitthita pādo hoti…) 680

Kinh Phật cũng nói rằng Đức Phật có ba mươi hai tướng của thánh nhân và thân Như-lai được làm bằng kim cương có mười lực và bốn vô uý. Vì vậy, đệ tử của ngài tin tưởng tuyệt đối vào Đức Phật Thích ca và vô cùng kính ngưỡng ngài.

Chính Đức Phật nói ngài là bậc Thế gian giải và Như lai và biết rằng tương lai bản chất siêu phàm của ngài sẽ được mở rộng và làm rộng lớn hơn. Mặc dù sự nhập niết bàn của ngài đã cho thấy sự giới hạn của con người bị chi phối bởi luật vô thường, nhưng các đệ tử của ngài cũng luôn luôn xem ngài là một nhân cách phi phàm. Đoạn văn dưới đây đã mô tả:

“Này A-nan nếu ngươi muốn, Như-lai có thể sống một kiếp hoặc hơn một kiếp.”

(Ramaniyam Ānanda rājagaham ramaniyo gijjhakūto pabbato. yassa kassaci Ānanda cattāro iddhipādā bhāvitā bahulīkatā yānikatā vatthukatā anutthitā paricitā susamāraddhā, so ākankamano kappam vā tiṭṭheyya kappāvasesam vā tathāgatassa kho Ānanda cattāro idddhipādā bhāvitā bahulīkatā,… so Ākankhamāno Ānanda tathāgato kappam vā tiṭṭheyya kappāvasesam vā ti.) 681

Và kinh Đại Niết-bàn cũng tường thuật: “Đức Phật đã đưa chân ngài ra khỏi quan tài” (để chờ ngài Đại Ca-diếp về đảnh lễ) cũng là một yếu tố cho các đệ tử Phật tin rằng Đức Phật Thích ca là một siêu nhân, bất tử. Và bản chất siêu phàm của Đức Phật được truyền qua nhiều thế hệ sau này và được mở rộng ra với nhiều đoạn kinh cuối cùng đã tạo nên các truyền thuyết về Đức Phật như trong truyện Bổn sanh. Theo những kinh điển như vậy, sự giác ngộ Đức Phật đạt được không chỉ bằng phương pháp thực hành khổ hạnh, mà còn mang dấu vết của vô số hạnh nghiệp ngài đã làm trong những đời sống trước trong vô số kiếp không thể đếm được và Đức Phật Thích-ca được mô tả như một siêu nhân, người có ba mươi hai hảo tướng và tám mươi tướng phụ đặc thù khác.

Theo lý thuyết Tiểu-thừa sau này và Đại-thừa, những đệ tử Phật đã xem Đức-Phật như bậc thiên nhân sư và dĩ nhiên đã gán những phẩm chất phi phàm cho ngài, không chỉ sau khi ngài nhập niết-bàn mà ngay cả khi ngài còn sống. Những phẩm chất này gồm cả mặt trí tuệ và đạo đức và ngay cả thân vật lý cũng tạo cho ngài chuyển hoá từ vị trí con người đến vị trí của một thực thể tối hậu trong thế giới.

Quan điểm Phật Thân trong Thời kỳ Phân chia Bộ Phái

Quan điểm về Phật thân (Buddha-body, 佛身) như vậy là đặc tánh của thời kỳ truyền thống Phật giáo. Phái Thượng-toạ-bộ (Sthaviravādin, 上坐部) và Đại-chúng-bộ (Mahāsāṅghika, 大眾部) đã phát triển những quan điểm này.

Trong kinh Thánh-cầu (Ariyapariyesana Sutta) của Trung-bộ đã nói Đức Phật đạt được Nhất-thiết trí và ngài không tìm kiếm niết-bàn (涅槃), mà chỉ tìm Chánh đẳng giác (Samyak Sambuddhahood, 正等覺)682 và thuyết pháp thâm sâu, công bố một chân lý trước đó chưa biết hoặc bị bỏ quên. Đức Phật trở thành nhà tiên tri và thấy được chân lý thâm sâu. Lúc đầu, Đức Phật cũng ngần ngại để giảng pháp đó cho số đông sợ rằng chúng sanh chưa đủ căn cơ để hiểu thì sẽ không đem lại sự lợi ích hữu hiệu, chỉ làm nhọc lòng Như-lai thôi. Ngài tuyên bố như sau:

“Ta là bậc chiến thắng tất cả. Ta là bậc Nhất-thiết-trí. Ta không động bởi tất cả các pháp thế gian. Ta hoàn hảo trong thế giới này. Ta là bậc đạo sư vô song. Ta là bậc giác ngộ, an tĩnh và tịch diệt. ”

(Sabbobibho sabbavido’hamasmi, sabbesu dhammesu anopalitto. ahaṁ hi arahā loke, ahaṁ satthā anuttaro, eko’mhi sammāsambuddho sitibhūto ’smi nibbuto).683

Những khái niệm Phật như vậy là căn bản của phái Đại-chúng-bộ. Sau khi hứa khả với Phạm thiên đã thỉnh Đức Phật vì lợi ích của chúng sanh mà thuyết pháp, Đức Phật đồng ý ban bố pháp thoại. Pháp được Đức Phật thuyết bao gồm Tứ-diệu-đế (Ariya saccas, 四妙諦), Bát-chánh-đạo (Aṭṭhāṅ-gikamagga, 八正道) và lý Duyên khởi (Paticca-samuppāda, 緣起). Những nhà Đại-thừa dựa vào quyết định trên của Đức Phật để thiết lập học thuyết của họ rằng chỉ có Đức Phật Nhất-thiết-trí có thể giác ngộ chân lý cao nhất và năm ẩn sĩ Kiều-trần-như nghe bài pháp đầu tiên ‘Kinh Chuyển pháp luân’ (Dhamma-cakkappavattana-sutta, 轉法輪經) được biết là Thanh-văn (Śrāvakas, 聲聞), người có thể đạt quả A-la-hán (Arahathood, 阿羅漢果) chỉ bằng cách quán sát pháp thoại của Đức Phật, tu tập tuệ tri ngã không (anatta-pudgalanairātmya, 我空), pháp không (dharma-suñyatā, 法空) ở tất cả các chủ thể và khách thể hiện tượng.

Những nhà Nguyên-thuỷ và Thượng-toạ-bộ cùng với những phái chi nhánh khác đã xem Đức Phật như một con người, người đã đạt được Phật quả tại Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhgayā), nhưng còn mang thân người nên ngài vẫn bị chi phối bởi sự mõng manh, ngắn ngủi vô thường như tất cả con người khác. Đại-chúng-bộ không tán thành quan điểm này làm thế nào một bậc thánh nhân giữa các thánh nhân có đầy đủ trí và hạnh trong đời này chỉ khi sanh như thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha, 士達多) lại trở thành một con người bình thường? Thế nên, họ cho rằng sự xuất hiện của ngài trong thế giới trần gian chỉ là một sự thị hiện để chỉ ra con đường giải thoát cho thế giới (lokadhātu)684 này và ngài đã thành tựu đủ các ba-la-mật trong những kiếp trước khi còn là một vị bồ-tát.

Thế nên, Đại-chúng-bộ (大眾部) cho là Đức Phật không chỉ là một thực thể siêu phàm mà còn có tất cả sự hoàn hảo, nhất-thiết-trí từ khi kiếp thị hiện trong bào thai của hoàng hậu Ma-da, chớ không phải sau khi đạt giác ngộ dưới gốc cây bồ-đề. Cũng chú ý rằng Đại-thừa cho rằng không chỉ có một Đức Phật Cồ-đàm (瞿曇佛) của thế giới ta-bà (Saha lokadhātu, 娑婆世界) mà còn có vô số chư Phật từ nhiều vô số các thế giới khác nữa.

Các nhà Đại-thừa và các phái chi nhánh đề cập rằng:

Thân Phật là toàn thực thể siêu xuất thế gian (lokottara, 出世間). Tám mươi giới (dhātus, 界) biến mất sự bất tịnh. Âm thanh và thân thể không kết hợp với pháp bất tịnh. Thân thể không thuộc về trần gian (laukika), thanh tịnh, vô lậu (āsrava-visamyukta, 無漏) và không huỷ diệt được.

Sắc thân (tức là báo thân) (Rūpakāya, 色身) của Đức Phật là vô hạn như kết quả vô lượng công đức của ngài đã gieo. Chân đế (Paramārtha, 真諦) được giải thích là ‘vô tận’, ‘không đo lường’ và ‘không liệt kê’ được. Nó có thể hoặc lớn hoặc nhỏ và cũng có thể là của bất cứ số nào. Trong ứng thân (Nirmāṇa-kāya, 應身) của ngài, ngài có thể ứng hiện bất cứ nơi nào trong vũ trụ này.

Theo phái Vetulyakas trong Luận Biện-giải (Kathāvatthu, 論辯邂)685 đã nói rõ hơn về quan điểm này rằng Đức Phật không chỉ sống trong thế giới của con người, cũng không an trụ ở bất cứ nơi nào mà đó chỉ là ứng thân thị hiện (abhinimmito jino) để thuyết pháp. Các nhà nguyên thuỷ cho rằng sự sai khác này là do diễn dịch sai nghĩa đen của đoạn kinh.686

“Đức Phật đản sanh và giác ngộ trong thế giới này, vượt qua thế giới này và không chấp thủ đối với các pháp thế gian.”

(Bhagavā loke jāto loke sambuddho lokaṁ abhibhuyya viharati anūpalitto lokenā ti).687

Phái Navattabbam cũng bổ sung thêm như:

– “Không thể nói Đức Phật sống trong thế giới con người.” (xviii. 1); (Buddho bhagava manussaloke aṭṭhāsī ti)

– “Đức Phật có thể tồn tại bất cứ chỗ nào trên thế giới này.” (xi.6) (sabbā disā Buddhā tiṭṭhantā ti).

– “Những pháp thoại được giảng từ ứng thân của Đức Phật.” (xviii.2) (abhinimmitena desito ti).

Điều này đã chỉ ra rằng theo các nhà Đại-thừa, Đức Phật là có mặt ở khắp nơi và như thế vượt khỏi phạm trù định cư ở bất cứ nơi chỗ hay hướng nào cụ thể, tất cả pháp thoại được thuyết từ ứng thân của ngài.

Với nhận xét vô tư, ngài Phật-âm (Buddhaghosa, 佛音) (đã hiểu phái Vetulyakās – thuộc Đại-chúng-bộ) khi khư khư cho rằng Đức Phật luôn luôn ở cõi trời Đâu-suất (Tuṣita, 兜率天) trước khi giáng xuống cõi ta-bà này. Trong luận Biện giải (Kathāvatthu, 論辯邂), tổ Hoà-tu-mật-đa (Vasu-mitra, 和須密多)688 không nghi ngờ Đại-chúng-bộ, đặc biệt các phái chi nhánh như Vetulyaka và Thuyết-Xuất-thế bộ (Lokottaravāda, 說出世部) đã xem Đức Phật là siêu việt như trong luận Biện-giải (Kāthāvatthu)689 chứng minh: “Liệu chư Phật có khác lẫn nhau.” (atthi buddhanaṁ buddhehi hinātirekatā ti).

Phái Án-đạt-la (Andhakas, 按達羅,690 một chi nhánh khác của Đại-chúng-bộ) cho rằng Đức Phật Thích-ca mang báo thân (Sambhogakāya, 報身) chứ chưa đạt đến pháp thân (Dharmakāya, 法身).

Ngài Phật-âm nói rằng phái Án-đạt-la chủ trương chư Phật có các phẩm chất khác nhau như là việc đạt Tứ niệm xứ (Satipatthāna, 四念處) và Tứ chánh cần (Sammappadhāna, 四正勤) vv… Trường phái Chính thống (Nguyên-thủy, 佛教原始) cho rằng Đức Phật có thể khác về thân (sarīra,身), thọ mạng (āyu, 壽命) và phát quang (prabhāva, 發光). Trong luận Biện-giải (Kathāvatthu, 論辯邂)691 đã cho thấy phái Uttarāpathakas chủ trương chư Phật có thể không có từ bi (karunā, 慈悲) và thân Phật được tạo từ những thành tố thanh tịnh (anāsrava dharma, 清淨法).692

Thọ mạng của Đức Phật (āyu) thì vô tận bởi công đức vô lượng từ nhiều kiếp quá khứ của ngài. Nhưng ngài thị hiện có thọ mạng như những chúng sanh khác.

Năng lực của Đức Phật (tejas, prabhāva, 能力) là vô tận. Ngài có thể thị hiện trong cùng một lúc ở nhiều thế giới trong vũ trụ này.

Đức Phật không bao giờ mệt mỏi trong việc giác ngộ chúng sanh và chỉ con đường tuệ giác (viśuddha-sraddhā) cho họ. Các luận giả Trung-hoa đã giải thích rằng lòng từ (karunā, 慈悲) của Đức Phật là vô hạn lượng và có thể vì độ hết tất cả chúng sanh mà trì hoãn việc nhập niết-bàn.

Tâm của Đức Phật luôn an trụ trong thiền định. Ngài không bao giờ ngủ hoặc mơ.

Đức Phật có thể chỉ trong một sát na (eka-ksaṇikacitt, 剎那) hiểu được tất cả các pháp. Tâm ngài như đài gương sáng. Ngài có thể trả lời tức khắc bất cứ câu hỏi nào mà không lưỡng lự. Trong luận Biện-giải (Kathāvatthu),693 phái Án-đạt-la (Andhakas, 按達羅) đã chủ trương rằng Đức Phật có trí tuệ đối với tất cả các pháp hiện tiền (sabbasmiṁ paccuppanne ñānam atthīti).

Đức Phật luôn luôn biết rằng nơi ngài không còn các tướng bất tịnh (kṣaya-jñāna,不淨諸相) và ngài không còn bị tái sanh (anutpādajñāna, 無再生) nữa.

Những gì trình bày ở trên như được bổ sung làm vững thêm trong lời văn hoa mỹ của Phật-bản-hạnh Tập-kinh-dị-bản (Mahāvastu, 佛本行集經異本) như sau: Bồ-tát trong kiếp cuối cùng là thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha Gautama) tự sanh (upapāduka, 自生) (bên hông mẹ chun ra) chứ không phải sinh ra từ cha mẹ như những chúng sanh khác. Ngài ngồi kiết già trong thai tạng, từ cõi trời ngài nhập vào thai, ngài hành động như bậc bảo hộ. Trong khi ở trong thai, ngài vẫn thanh tịnh không bị ô uế bởi đờm giải và những chất nhơ khác trong bụng mẹ và ngài bước ra khỏi thai mẹ từ hông bên phải, vì ngài không có nghiệp tham ái và con trai của thái tử Sĩ-đạt-đa là La-hầu-la (Rāhula, 羅候羅) cũng tự sanh như vậy.

Những thành tựu của Đức Phật là siêu xuất thế gian (lokottara, 出世間) và không thể so sánh với bất cứ pháp thế gian nào khác. Sự tu tập của ngài là xuất thế và vì thế, công đức và thân thể ngài ngay cả những hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi cũng là xuất thế. Ăn uống, đắp y và tất cả cử chỉ khác cũng là siêu việt. Chính vì chỉ tạm thị hiện theo cách thế gian như chân ngài vốn sạch, nhưng ngài vẫn rửa. Miệng ngài thơm ngát như hoa sen xanh, nhưng ngài vẫn đánh răng. Thân ngài không bị ảnh hưởng bởi mặt trời, gió và mưa, nhưng ngài vẫn đắp y và sống dưới mái che. Ngài vốn vô bịnh nhưng vẫn thị hiện uống thuốc.

A-tỳ-đạt-ma Câu-xá-luận tụng (Abhidharma-kośa, 阿毘曇俱舍論頌) và Vyākhyā nói rằng Đại-chúng-bộ chủ trương chư Phật có thể xuất hiện cùng một lúc trong nhiều thế giới và các ngài có nhất-thiết-trí biết tất cả các hiện tượng đồng thời. Trong luận Biện-giải và Câu-xá không nói gì đặc biệt về khái niệm bồ-tát như Đại-chúng-bộ.

Đức Phật thị hiện theo những cách của thế giới nhiều như sự tu tập theo những phương pháp xuất thế gian. Không có gì chung giữa ngài và chúng sanh trong thế giới. Nếu sự siêu việt của Đức Phật được chấp nhận, thì mạng sống của Đức Phật phải vô tận và ngài không bị chi phối bởi ngủ, mơ khi mà ngài đã không mệt mỏi. Khi ngài đã từng thức tỉnh thì làm sao có mơ?

Khái niệm xuất thế gian (lokottara) chỉ xuất hiện trong phần giới thiệu của Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahāvastu) và do thế bằng chứng bài kinh này là của các nhà Tiểu-thừa và theo dòng thời gian phái Thuyết-Xuất-thế-bộ (Lokottaravāda) đã thêm vào những chương giới thiệu. Những giáo lý chủ yếu được đề cập trong các tác phẩm Tiểu-thừa là Tứ-diệu-đế (Ariya saccas, 四 妙 諦), Bát-chánh-đạo (Āṭṭhāṅgika-magga, 八正道), lý Duyên-khởi (Pratītyasamutpāda, 緣起), các uẩn (蘊) cấu thành một ngã, vô ngã (Anātman, 無我), nghiệp (karma, 業), 37 Phẩm trợ đạo (Bodhipakṣīkadharmas, 三十七(助)道品)… Tại đây, không có đề cập đến sự không hiện hữu của các pháp hiện tượng tức Pháp không (Dharma-śūnyatā, 法空), tam thân (Trikāya, 三身) và hai chướng (āvaraṇas, 障) là phiền não chướng (kleśa, 煩 惱 障) và sở tri chướng (jñeyā, 所知障). Chỉ trong các học thuyết của Đại-thừa có bồ-tát hạnh (Bodhisattva-Caryās, 菩薩行), mười địa (Dasa Bhūmi, 十地), vô số chư Phật và vô số Phật sát (Ksetras, 佛 剎) được xem là những phần thêm vào sau này hơn là những phần trước đó.694 Nhất-thiết-hữu-bộ cùng với Thượng-toạ-bộ đồng ý rằng thân Phật có chứa những yếu tố bất tịnh trong khi Đại-chúng-bộ tranh luận rằng thân Phật thoát khỏi các tướng bất tịnh.

Theo Dị-bộ-tông-luân luận (Samayabhedopara-canacakra, 異部宗輪論) cho rằng quan điểm của Đại-chúng-bộ (Mahāsāṅghika, 大眾部), Nhất-thuyết-bộ (Ekavyāvahārika, 一說部), Thuyết Xuất-thế (Lokuttaravādin, 說出世部) và Kê-dẫn bộ (Kurukulaka, 計引部) cho rằng thân Phật là thanh tịnh với sự mô tả như sau:

1. Thân Như-lai là siêu việt trên tất cả thế giới

2. Như-lai không có thực thể của thế gian (Laukikadharma)

3. Tất cả lời của Như-lai là nhằm mục đích thuyết pháp

4. Như-lai giải thích rõ ràng hiện tượng của các pháp

5. Như-lai dạy tất cả các pháp như chúng đang là

6. Như-lai có sắc thân

7. Khả năng của Như-lai là vô tận

8. Thọ mạng của Như-lai là vô hạn

9. Như-lai không bao giờ mệt mỏi trong việc độ sanh

10. Như-lai không ngủ

11. Như-lai vượt lên khỏi nhu cầu nghi vấn

12. Như-lai thường thiền định không nói, tuy nhiên ngài chỉ dùng ngôn ngữ cho phương tiện thuyết pháp

13. Như-lai hiểu liền tất cả các vấn đề

14. Như-lai với trí tuệ hiểu liền hoàn toàn các pháp chỉ trong một sát na

15. Như-lai có tận trí (kṣaya-jñāna, 盡智) và vô sanh trí (anutpāda-jñāna,無生智) cho đến khi đạt được niết- bàn.695

Sự khẳng định của Đại-chúng-bộ rằng thân Phật là siêu nhân, không có phiền não và một đoạn văn trong Đại-tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙論)696 rằng:

“Mặc dù Như-lai còn ở thế giới, nhưng ngài siêu việt và không bị ô nhiễm bởi các pháp phiền não.”

Và một đoạn văn trong A-hàm ghi rằng:

“Dù sắc thân của Đức Phật bị huỷ diệt, nhưng mạng sống của ngài rất dài, bởi vì pháp thân (dharmakāya) của ngài vẫn tồn tại mãi.”

Điều này cũng ủng hộ cho quan điểm của Đại-chúng-bộ. Theo quan điểm này, không phải thân Phật diệt lúc 80 tuổi, tánh cách phi phàm tức thân thật của Đức Phật, còn sắc thân chỉ là một sự biểu hiện diệu dụng thân thật của ngài. Quan điểm như vậy có thể coi như sự phát triển học thuyết của bản chất siêu nhân với ba mươi hai tướng hảo và tám mươi tướng phụ. Học thuyết về Phật thân này có thể xem là có trước khi Đại-thừa có mặt.

Theo Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahā-vastu) nói:

“Không có gì trên thế giới này có thể bằng với Đức Phật. Tất cả các tướng gắn liền với ngài đều siêu việt khỏi thế giới này.”

(Na hi kimcit samyaksambuddhanam lokena samam. atha khalu sarvam eva mahesinam lokottaram.)

Theo như luận Biện giải và sớ giải của luận do ngài Phật-âm biên soạn cũng giống ý kiến với phái Án-đạt-la (Andhaka), Uttarāpathaka and Vetulyaka. Ngược lại với lý thuyết trên, phái Thượng-toạ-bộ (Sthaviravādins, 上座部) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins, 一切有部) nhấn mạnh thân Phật còn phiền não nghĩa là sắc thân của Đức Phật với phiền não kéo dài 80 năm là sắc thân thật và khi ngài đạt trạng thái Niết-bàn và giác ngộ pháp thân thì mới thoát khỏi phiền não.

Theo ý kiến của Nhất-thiết-hữu-bộ, mặc dù Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi tướng phụ, sắc thân ngài như thân của người bình thường do nghiệp (karma, 業) tạo thành. Theo như Dị-bộ-tông-luân luận (Samayabhedoparacanacakra, 異部 宗輪論), những nhà Nhất-thiết-hữu-bộ dạy rằng:

“Như-lai chưa từng thuyết pháp, Như-lai chưa từng giải thích rõ ràng các pháp như chúng đang là; tất cả các kinh điển chưa từng được diễn thuyết.”

Nhất-thiết-hữu-bộ khẳng định rằng pháp thân là kết quả của sự thành tựu đạo đức, quán chiếu, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Pháp thân không gì ngoài một Đức Phật lý thuyết, tịch tĩnh và trừu tượng đã hình thành nền tảng cho sắc thân vật lý.

Trong Đại-chúng-bộ ủng hộ quan điểm không có phiền não trong sắc thân Phật, như một đoạn trong A-hàm đã diễn tả:

“Mặc dù Như-lai vẫn còn ở thế giới này, nhưng ngài phi phàm và không bị ô nhiễm bởi các pháp thế gian.”

Nhưng Nhất-thiết-hữu-bộ trong Đại-tỳ-bà-sa-luận697 (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra, 大毘婆沙 論). đã dịch cùng đoạn kinh đó cho rằng bởi sắc thân Phật là Như-lai vẫn còn ở thế giới này và pháp thân ngài thì phi phàm và không bị ô nhiễm. Sự diễn dịch như vậy đã làm rõ quan điểm của Nhất-thiết-hữu-bộ nhận ra tính trừu tượng của Pháp thân trong sắc thân của Đức Phật. Quan điểm khác nhau về Phật thân giữa Đại-chúng-bộ và Nhất thiết hữu bộ dường như rút ra từ sự kiện rằng Đại-chúng-bộ nghiêng về duy tâm hoá sắc thân Phật trong khi Nhất-thiết-hữu-bộ nghiêng về thực tại hoá sắc thân Phật.698 Các trường phái Tiểu-thừa, Nhất-thiết-hữu-bộ ít nói về những khái niệm thân. Đối với họ, Đức Phật là một con người thật sự sống trong thế giới này như bất cứ con người nào khác và bị chi phối bởi những trạng thái yếu đuối của thân thể. Bằng phép ẩn dụ, thỉnh thoảng họ nói Đức Phật là đồng với pháp, không có bất cứ ám chỉ siêu hình nào nhưng những điểm này đã cho một cơ hội để Nhất-thiết-hữu-bộ và Đại-thừa phát triển lý thuyết về pháp thân (Dharmakāya, 法身) của Đức Phật.

Nhất-thiết-hữu-bộ bắt đầu bình luận về thân Phật, nhưng chính trường phái Đại-chúng-bộ đề cập đến vấn đề ‘thân’ trong thái độ nghiêm chỉnh và lót đường cho sự nghiên cứu của các nhà Đại-thừa.

Tại một nơi mà khuynh hướng thánh hoá quá mạnh khiến các nhà Tiểu-thừa thời kỳ đầu chỉ giữ nổi tánh cách con người của Đức Phật một hoặc hai thế kỷ sau khi Đức Phật tồn tại, khi các kinh điển được coi như thành hình rõ ràng.

Và khi đối diện với những mô tả về Đức Phật như đã nói trên, cũng thật khó cho những trường phái Tiểu-thừa sau này thăng hoa tánh cách người trong Đức Phật, không có những sự diễn tả chắc chắn của các tác phẩm trước kia để minh chứng cho những sự diễn dịch khác vay mượn chúng. Một số những diễn dịch này như:

1) “Đức Phật nói với tôn giả A-nan trước khi ngài nhập Đại niết-bàn (Parinibbāna): ‘Sau khi Như-lai nhập diệt, hãy lấy giới và luật làm thầy’.”

(Yo vo Ānanda mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto so vo maṁ accayena satthā.)699

Pháp (Dhamma, 法) và luật (Vinaya, 律) rõ ràng là sự sưu tập về các pháp thoại và giới luật. Đây cũng là bằng chứng về cuộc đàm thoại giữa tôn giả A-nan (Ānanda) với Gopaka-Moggallāna trong kinh Gopaka-Moggallāna700 của Trung-bộ. Trong đó, tôn giả A-nan giải thích tại sao các tỳ kheo cảm thấy không nơi nương tựa (appatisarana, 無處歸依) sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. A-nan nói rằng các tỳ kheo nên nương tựa nơi pháp (dhammapatisarana, 歸依法) và tôn giả chỉ ra cái gì là pháp và luật của Đức Phật.

2) “Vì thế, Như-lai (Śākyaputtīyasamana) có thể nói ngài được sanh ra như bậc Thế-tôn (Bhagavā), từ kim khẩu, pháp được sanh, pháp được thành lập… Mặc dù trong đoạn kinh này, pháp (Dhamma) là đồng với Phạm thiên (Brahmā). Bối cảnh này chỉ ra không có ý nghĩa tâm lý trong đó, chỉ có sự cân bằng giữa Phạm thiên và Như-lai nghĩa là pháp thân đồng với thân Phạm thiên.

(Bhagavato’mhi putto oraso mukhato jāto dhammajo dhammanimmito dhammdāyādo iti. tam kissa hetu? tathāgatassa h’etam adhivacanam. dhammakayo iti pi brahmakāyo iti pi, dhammabhūto it pi ti.)

“Nhö moät Bà-la-moân noùi vò aáy sanh ra nhö moät Phaïm thieân, do mieäng Phaïm thieân sanh”.

(Brāhmano putto oraso mukhato jāto brāhmajo brāhmanimmito brāhmadāyādo).701

3) Vakkali trên giường bịnh tha thiết muốn gặp Thế tôn, vì vậy Thế-tôn đến và nói:

Này Vakkali bằng chánh kiến ngươi hãy thấy rõ thân bất tịnh. Người nào thấy pháp thì người đó thấy Ta; người nào thấy Ta là người đó thấy pháp.

(Alam vakkali kim te pūtikāyena diṭṭhena. yo kho vakkali dhammaṁ passati so maṁ passati. yo maṁpassati so dhammaṁ passati).702 Chỉ sau khi nói điều này, Đức Phật mới nói Pháp thoại vô thường (anicca, 無常). Có nhiều đoạn cùng nội dung này trong kinh tạng Pali có thể coi như là tiền thân của những khái niệm Đại-thừa sau này và có thể hình thành nền tảng nghiên cứu của họ. Nhưng có nhiều đoạn đọc, thấy không có biểu trưng hoặc mang bất cứ ý nghĩa tâm lý nào cả. Trong đoạn văn này, Đức Phật chỉ thân ngài như bất tịnh (pūtikāya, 不淨) và được nhấn mạnh trong pháp thoại của ngài. Ngoài ra, ngài còn dạy thêm nên kính trọng pháp thoại của ngài như chính bản thân ngài.

4) Trong Tăng chi bộ kinh, Đức Phật nói ngài không phải là chư thiên, không phải là Càn-thát-bà, không phải con người… Điều này đã cho thấy có dấu vết của những khái niệm thân của Đại-thừa. Không thể không có ý nghĩa siêu hình trong những kinh này, mặc dù người biên soạn kinh này không có ý truyền đạt chúng. Bà-la-môn Drona thấy có dấu bánh xe (chuyển luân xa) dưới chân Đức Phật, liền hỏi Đức Phật liệu ngài là chư thiên, Càn-thát-bà (gandhabba, 乾 撻 婆), Dạ-xoa (yakkha, 夜叉) hoặc con người? Đức Phật trả lời ngài không phải là những hữu tình như đã nêu vì ngài đã thoát khỏi bất tịnh (āsavas) mà chư thiên, Càn-thát-bà, Dạ-xoa hoặc con người có. Giống như hoa sen trong nước, dù thân trong nước nhưng vươn lên khỏi bùn; cũng thế Đức Phật sanh trong thế giới này, trưởng thành trong thế giới này nhưng vượt lên khỏi nó (abhibhuyya) và sống mà không bị ô nhiễm. Vì thế, Đức Phật nói với vị bà-la-môn đừng xem ngài là gì hết ngoại trừ là một vị Phật.

Ngay cả có thể giả định rằng ý tưởng Đại-thừa tiềm ẩn trong lời diễn tả ở trên, mặc dù không diễn tả tương xứng, nhưng sự đàm luận trong luận Biện-giải (Kathāvatthu) đã thiết lập sự hiện hữu lịch sử của Đức Phật như đối lại với những người phủ nhận quan điểm này và tánh cách trong đó giới thiệu các dữ kiện đời của Đức Phật như đã được mô tả trong kinh tạng Pali rõ ràng ý kiến của những nhà nguyên thuỷ đề cập đến thân Phật.

Mặc dù từ sắc thân (Rūpakāya, 色身) và pháp thân (Dharmakāya, 法身) được tìm thấy trong các tác phẩm Pali sau này của Đại-thừa hoặc bán-Đại-thừa, nhưng những điều này không mang bất cứ ý nghĩa thực tiễn nào cả.

Ngài Phật-âm vào thế kỷ thứ V đã nói về thân Phật như sau:

“Thế-tôn, người sở hữu sắc thân sáng chói, được tô điểm với tám mươi tướng phụ và ba mươi hai tướng hảo của thánh nhân. Thế-tôn cũng sở hữu pháp thân thanh tịnh mọi mặt và được tô điểm với giới, định vv… đầy quang minh và đức hạnh, không thể so sánh được và hoàn thiện. ”

(Yo pi so bhagavā asiti anuvyañjana-patimandita-dvattimsamahāpurisalakkhaṇa-vicitra-rūpakāyo sabbākāraparisuddha silakkhandhādigunaratana samiddha-dhammakāyo samahattapuññamahatta … appatipuggalo araham sammāsambuddho).703

Mặc dù khái niệm của ngài Phật-âm là thực tiễn, Đức Phật đã thoát khỏi các thành trì tôn giáo gán cho ngài những năng lực siêu nhiên. Trong Luận Thù-thắng-nghĩa (Aṭṭhasālinī, 論殊勝義),704 ngài Phật-âm nói rằng suốt ba tháng Đức Phật vắng mặt ở thế giới ta-bà là Đức Phật đang giảng luận A-tỳ-đạt-ma cho mẫu hậu ở cung trời Đâu-suất (Tuṣita, 兜率), Đức Phật đã tạo một số tâm ảnh giống ngài y hệt. Những tâm ảnh này như thật, giống Đức Phật như đúc ngay cả âm thanh, lời nói hay vầng hào quang toả từ thân ngài. Tâm ảnh Phật này được chư thiên ở thượng giới bảo vệ, chứ không phải chỉ có cõi người và trời bình thường.

Tóm lại, những nhà Tiểu-thừa đã cho là sắc thân Phật (Rūpakāya, 色身) là giống như thân của chúng sanh và pháp thân (Dhammakāya, 法身) ngài là sự kết tập của pháp thoại, giới và luật.705

Kinh Thần-thông Du-hí (Lalitavistara, 神通遊戲 經) đã mô tả hình ảnh về Đức Phật siêu việt hơn bất cứ con người nào và ngược lại với khái niệm báo thân (Sambhogakāya, 報身) và pháp thân (Dhamma-kāya, 法身) của Đại-thừa, mặc dù hai chương cuối là nói về học thuyết chân như (Tathatā, 真如). Kinh Thần-thông Du-hí đã thần thánh hoá Đức Phật, nhưng không thấy có dấu vết khái niệm về Tam thân Phật (Trikāya, 三身). Nhiều đoạn trong kinh nói Đức Phật đã xuất hiện trong thế giới con người theo cách thức loài người (lokānuvartana) và nếu ngài muốn, ngài có thể không ở một trong các cõi trời và đạt giác ngộ trong trạng thái đó.706

Có đoạn, Đức Phật giải thích với tôn giả A-nan rằng không giống như loài người, Đức Phật không sống trong sự nhơ nhớp của thai mẹ mà an trụ trong một bảo tạng (ratnavyūha, 寶藏) đặt trong thai. Bảo tạng ấy cứng như kim cương nhưng mềm mại như phía dưới của con chim Ca-chiên-lân-đà (Kācilindika, 迦亶鄰陀)707 và chính đời sống này cũng như các sự kiện khác của đời này đều là tánh cách siêu phàm. Cùng lúc đó, Đức Phật tiên đoán tại nơi đây, trong tương lai con người không tu tập thân, khẩu và ý, vô minh, bất tín, kiêu hãnh, không tin vào sự giải thoát và nhân cách phi phàm của Đức Thế-tôn.

Qua những thơ ca tán dương của Thần-thông Du-hí kinh (神通遊戲經) cho là Đức Phật lịch sử được gán cho tướng hảo và tướng phụ, một con người trên tất cả con người, người mà kiếp trước làm nhạc sĩ trên cõi trời và nguyện sẽ thành Phật để cứu độ chúng sanh và đã từ bỏ thế giới để hoàn thành ước nguyện. Một câu chuyện khác, chư thiên đã cúng bảo tạng cho Bồ-tát để ngài có thể an trú trong đó khi ngài đương trong thai mẹ, ngài đã biến ra nhiều hình tướng từ Đại-trang-nghiêm định (Mahāvyūha Samādhi, 大莊嚴定). Điều này rõ ràng không phản ảnh bất cứ ý tưởng gì về ứng / hoá thân (Nirmāṇakāya, 應身/化身) mà chỉ giống như các phép lạ thần thông như đã đề cập trong kinh tạng Pali. Trong chương cuối của kinh Thần-thông Du-hí nói về các vật tượng trưng như Đức Phật được gọi là Trống lớn (mahādruma, 大鼓) bởi vì ngài sở hữu Pháp thân trí (Dharma-kāya-jñāna, 法身智).

Chương này có thể là sự thêm vào của Đại-thừa (大乘佛教), chúng ta có lý do để nói rằng kinh Thần-thông Du-hí trong hình thức nguyên thủy là luận của Nhất-thiết-hữu-bộ (Sarvāstivāda, 一切有部), chủ trương Đức Phật như một con người với các thuộc tính siêu nhiên.

Khái niệm Phật Thân trong Đại-Thừa

Học thuyết của các nhà Đại-thừa thời kỳ đầu hầu hết chủ yếu là được tìm thấy trong Thập-bát-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñāpāramitā, 十八千頌般若波羅密), cùng với trường phái Trung luận (Mādhyamika, 中論) của đại sư Long-thọ (龍樹). Cả hai kinh và luận này đã đưa ra quan điểm về hai thân như sau:

Sắc thân (Rūpa-kāya,色身hoặc ứng thân, Nirmāṇa-kāya, 應身) là chỉ cho thân thể, tướng thô và tướng tế. Nói chung là thân của con người.

Pháp thân (Dharma-kāya, 法身), có hai nghĩa: 1) Thân pháp, do con người giác ngộ thành Phật và 2) Nguyên lý siêu hình của vũ trụ tức Chân như (Tathatā, 真如).

Phái Du-già (Yogācāra,瑜伽論) phân biệt sắc thân thô với sắc thân tế và đặt tên là sắc thân (Rūpa-kāya) hay ứng thân (Nirmāṇa-kāya, 應身) và báo thân (Sambhoga-kāya, 報身).

Kinh Diệu-pháp Lăng-già (Saddharma Lankāvatāra Sūtra, 妙法楞伽經) trình bày giai đoạn đầu tiên của Du-già (Yogācāra, 瑜伽論), đã xem báo thân như Đẳng-lưu Phật hay Pháp Đẳng-lưu (Nisyanda-buddha / Dharmanisyanda-buddha, 等流佛,法等流) nghĩa là thân do pháp tạo thành.

Kinh Lăng-già (Sūtrālaṁkāra, 楞伽經), đã dùng từ báo thân cho đẳng-lưu Phật (Nisyanda-buddha, 等流佛) và tự-tánh thân (Svābhāvika-kāya, 自性身) cho pháp thân.708

Trong Hiện-quán-trang-nghiêm luận (Abhi-samayālaṅkārakārikā, 現觀莊嚴論) và kinh tóm gọn của Nhị-vạn Ngũ-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật kinh (Pañca-viṁśati-sāhasrikā Prajñāpāramitā, 二萬五千頌般若波羅密經) đã chỉ ra thân tế mà chư Phật dùng để thuyết pháp cho chư bồ-tát và pháp thân thanh tịnh do tu tập Bồ-đề phần (bodhi-pākṣika) và các pháp khác tạo nên Đức Phật. Các kinh này đã dùng từ tự tánh thân (Svabhāva / Svābhāvika-kāya, 自性身) để chỉ Pháp thân siêu hình.

Trong Duy-thức luận (Vijñaptimātratāsiddhi, 唯 識論) vẫn có khái niệm thân nhưng bằng cách chấp nhận từ mới Tự-thọ-dụng thân (Svasambhogakāya,自受用身) để chỉ cho pháp thân và Tha-thọ-dụng thân (Parasambhogakāya, 他受用身) cho báo thân.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitās, 般 若波羅密經) cũng duy trì khái niệm rằng pháp thân do pháp tạo thành, mà theo ý kinh là trí tuệ Ba-la-mật giúp cho bồ-tát đạt được pháp không (Dharma-Śūnyatā, 法空). Thập-bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñā-pāramitā Sūtra, 十八 千頌般若波羅密經) tiếp tục đưa vấn đề, liệu là sự kính trọng xá-lợi của Như-lai (Tathāgata-kāya, 如來身) thì có nhiều công đức hơn sự kính trọng bằng cách viết chép hoặc copy kinh Bát-nhã Ba-la-mật (tức kinh Trí-tuệ hoàn hảo). Câu trả lời rằng xá lợi tùy thuộc thân do Bát-nhã Ba-la-mật làm thanh tịnh và chính Bát-nhã Ba-la-mật là cội nguồn của chư Phật. Cội nguồn này xứng đáng được kính trọng hơn là xá lợi của Như-lai được tạo ra từ nguồn đó và vì thế kính trọng Bát-nhã Ba-la-mật có công đức hơn xá lợi. Cũng thêm vào đây là tất cả lời dạy của Đức Phật đều từ Bát-nhã Ba-la-mật và pháp sư (Dharmabhāṇaka, 法師) nên duy trì và ban trải khắp, vì thế các pháp sư phải kính trọng Bát-nhã Ba-la-mật và bảo vệ như là bảo vệ pháp thân của Như-lai.

Nhất-thiết-trí (Sarvajñatā, 一切智) do trí Bát-nhã Ba-la-mật mà có, từ Nhất-thiết-trí mà thân Như-lai được sanh ra và cuối cùng xá lợi của thân Như-lai được kính thờ, vì thế Bát-nhã Ba-la-mật xứng đáng được kính trọng tôn thờ.709

Trong Đại-thừa thân thật của Như-lai là Tánh-không vô vi, nghĩa là thân vũ trụ siêu việt hơn chính sắc thân của Như-lai. Từ thân vũ trụ hoặc vô vi phơi bày chính diệu dụng của nó là sắc thân vật lý tạm thời hiển hiện vì lòng từ bi đem thông điệp thoát khổ đến với mọi người. Quan điểm như vậy được rút ra từ quan điểm lý tưởng của Đại-chúng-bộ đã xem sắc thân của Đức Phật là siêu nhân. Tuy nhiên, đặc điểm trong học thuyết Đại-thừa là Đại-thừa thấy thân thật của Như-lai trong Tánh-không hoặc chân lý tuyệt đối, không bị giới hạn bởi ý tưởng pháp thân siêu xuất không phiền não như thân thật của Như-lai mà Đại-chúng-bộ chủ trương.

Kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajra-chedikā-prajñā-pāramitā Sūtra, 金剛般若波羅密經) dạy như sau:

“Ai dùng sắc mà thấy Như-lai, dùng âm thanh mà tìm Như-lai là đi con đường tà, không thể thấy Như-lai.” (若以色見我, 以音聲我 , 是人行邪道, 不能見如來). 710

Và trong Thập-bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭādasasāhasrikā Prajñāpāramitā, 十八千頌般 若波羅密經) trình bày rằng:

“Thật ra, không thể thấy Như-lai bằng sắc thân, mà bằng pháp thân.”

(Na hi tathāgato rūpa-kāyato draṣṭavyaḥ dharmakāyas tathāgata).

Trong kinh Diệu-pháp Liên-hoa (Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, 妙法蓮花經) dạy rằng:

“Như lai là Đức Phật bất diệt vĩnh viễn, thọ mạng vô tận và đã hiển hiện vô thường ngắn ngủi. Đây chỉ là một phương tiện.”

Điều này cho thấy quan điểm Phật thân của Đại-thừa rằng Đức Phật là đồng với chân lý tuyệt đối hay Tánh-không. Như ở trên Như lai đã nói: “Ai thấy pháp là thấy Ta” và pháp là đồng với Tánh-không, chân lý tuyệt đối, trí tuệ của Tánh-không không thể nhận thức được hay là trí tuệ Ba-la-mật. Và Đại-thừa nhấn mạnh rằng pháp thân, thực thể vô tận của tuệ giác là siêu việt hơn sắc thân của Đức Phật, là đồng nghĩa với dị thục thân (Vipāka-kāya, Nisyanda-kāya, 異熟身) tức kết quả thuần thục thành tựu những lời nguyện và sự tu tập từ nhiều kiếp trước của ngài. Lý thuyết này đến từ truyền thuyết của Đức-Phật trong đó nói về bản chất phi phàm của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Cũng giống như trong Vô-lượng-thọ kinh (Sukhāvatīvyūha, 無量壽經), A-súc-phật-quốc kinh (Akṣobhyatathāgata-syavyūha, 阿畜佛國經)711 đã mô tả Đức Phật A-di-đà (Amitābha, 阿彌陀佛) và A-súc-bệ Phật (Akṣo-bhiya, 阿畜坒佛) cùng vô số chư Phật như những pháp thân nhưng báo thân với hình sắc tốt đẹp và đức hạnh tinh khiết là xuất phát từ thành tựu mỹ mãn những lời nguyện và tu tập. Vì thế, trong Đại-thừa có nhiều lý thuyết về Phật thân:

Hai thân: a) pháp thân kết hợp báo thân; b) hoá thân;

Tam thân: pháp thân, báo thân và hoá thân;

Bốn thân: pháp thân, báo thân, sắc thân và hoá thân;

Năm thân: pháp thân, báo thân, sắc thân, hoá thân và ứng thân.

Thật ra chỉ có ba vì sắc thân là báo thân, thân do phước báu mà tạo thành sắc tướng; và hoá thân tức là ứng thân tức thân do Như-lai hiển hiện ứng hoá. Nếu ứng hiện như thân Phật thì gọi là ứng thân, nếu hiện khác thân Phật gọi là hoá thân.

Trong kinh Kim-quang-minh (Suvarṇaprabhāsa, 金光明), Diệu-Đổng (Ruciraketu, 妙懂) và bà-la-môn Kiều-trần-như (Kauṅḍinya, 橋陳如) đóng vai trò tà kiến. Ruciraketu hỏi bà-la-môn Kiều-trần-như tại sao Đức Phật Thích-ca thành tựu vô lượng công đức mà mạng sống ngắn ngủi chỉ có 80 tuổi. Bà-la-môn Kiều-trần-như trả lời ai thờ phượng xá lợi của Như-lai sẽ được sanh lên cõi trời. Ruciraketu hỏi chư Phật ở khắp thế giới không biết bất kỳ người nào hay chư thiên nào có thể đếm được thọ mạng của Như-lai. Chư Phật trả lời có thể đếm được các giọt nước trong biển cả nhưng không thể biết được thọ mạng của Như-lai. Bà-la-môn Kiều-trần-như chỉ giả vờ không biết, Litcchavikumāra trả lời rằng thật là vô lý để trông mong có những quả dừa từ cây táo, cũng thế thật phi lý nếu hy vọng xá lợi từ thân Phật (Buddha-kāya, 佛身). Như-lai vốn không có gốc, ngài chưa từng tồn tại và được nhận biết. Sự có mặt của ngài cũng chỉ là ứng thân. Làm thế nào để có một thân không xương, không máu, rời tất cả xá lợi. Chư phật chỉ có pháp thân và pháp thân đó tức là pháp giới (Dharma-dhātu, 法界).

1. Ứng thân (Nirmāṇakāya, 應身)

Một mặt các kinh điển Đại-thừa cố gắng chỉ ra rằng các nhà Tiểu-thừa đã sai lầm khi tin rằng Thích-ca Mâu-ni là con người bằng xương thịt và xá lợi còn tồn tại, mặt khác họ giới thiệu hai khái niệm là ứng thân và Phật thân. Bất cứ điều gì được nói là do Đức Phật Thích ca thực hiện thì do ứng thân của Phật thân hiện ra theo cách thế gian (lokānuvartana), để có thể minh chứng với mọi người rằng đạt Phật quả là điều có thể con người làm được. Chư Phật có Thành-sở-tác-trí (kṛtyānusthānajñāna, 成所作智) biết tất cả các pháp. Chư Phật có thể hiện bất cứ hình tướng nào các ngài muốn vì sự giác ngộ cho tất cả chúng sanh. Khái niệm Đại-thừa về ứng thân giống như khái niệm của Nhất-thiết-hữu-bộ.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật đã đặc biệt chỉ ra ứng thân hoặc sắc thân. Kinh Nhị-vạn Ngũ-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Pañcavimśati-sāhaśrikā Prajñā-pāramitā, 二萬五千頌般若波羅密經) nói rằng bồ-tát sau khi tu tập các pháp cần thiết và trí tuệ ba-la-mật liền trở thành Chánh-đẳng-giác. Sau đó, bằng ứng thân Phật, các ngài phục vụ chúng sanh ở tất cả các cảnh giới (lokadhātus, 世界) mười phương trong tất cả thời bằng Ứng-hoá-vân (Nirmāṇamegha, 應化云). Đây gọi là Nairmāṇikakāya.

Theo nguồn Trung-hoa, ngài Long-thọ trong cuốn Đại-trí-độ luận bàn về kinh Bát-nhã Ba-la-mật do ngài biên soạn nói có hai thân là sắc thân và pháp thân. Sắc thân là thân do cha mẹ tạo ra, có những thuộc tính như những chúng sanh khác và bị chi phối bởi những luật vô thường. Sắc thân Phật sanh ra tại Kiều-tát-la (Kosala, 橋薩羅, Xá-vệ thành) trong khi pháp thân sanh tại thành Vương-xá (Rājagrha, 王舍). Sắc thân thì cần cho tục đế. Chính vì giải thoát cho chúng sanh mà ngài hiện nhiều sắc thân, nhiều danh hiệu, nhiều nơi sanh và nhiều phương pháp giác ngộ. Sự diễn dịch thân và pháp thân này cũng theo Bát Niết-bàn kinh (Parinirvāṇa Sūtra, 般涅槃經) và Thâm-mật kinh (Sandhi-nirmocana Sūtra, 深密經).

Một số luận Du-già (Yogācāra, 瑜伽論) dạy về khái niệm ứng thân như sau:

(a) Kinh Lăng-già (Sūtrālaṁkāra) giải thích chư Phật thị hiện nhiều ứng thân để phục vụ chúng sanh trong nhiều thế giới. Để thị hiện thân người, Đức Phật đòi hỏi phải có nghệ thuật và phương cách như một người bình thường, sống đời sống có gia đình, rồi xuất ly và cuối cùng tu tập giác ngộ.

(b) Trong Duy-thức luận (Vijñāptimātratāsiddhi, 唯識論) nói rằng Ứng thân để độ con người (Pṛthagjanas, 人), Thanh-văn (Śrāvakas,聲聞), Bích-chi-Phật (Pratyeka-buddha, 辟支佛, 緣覺), Bồ-tát (Bodhisattva, 菩薩) là những người chưa đạt được một của mười địa (Bhūmis, 地). Ưùng thân nơi tất cả cảnh giới dù tịnh hay bất tịnh.

(c) Những cuốn luận Trung-hoa về Pháp thành tựu (Siddhi, 法成就) đề cập trong nhiều cách Đức Phật có thể chuyển hoá thân, tâm hay âm thanh của ngài hoặc của thân khác cho mục đích độ sanh. Ngài không chỉ chuyển hoá thân, tâm hay âm thanh của ngài hoặc của thân khác cho mục đích độ sanh; không chỉ chuyển hoá thân ngài thành Thích-ca Mâu-ni (Śākyamuni, 釋迦牟尼佛), hoặc tôn giả Xá-lợi-phất thành cô gái trẻ mà còn có thể tạo ra một thân thể mới, sống động và có tình thức. Thường ngài biến ra âm thanh của Phạm thiên hoặc qua âm thanh của tôn giả Xá-lợi-phất hoặc Tu-bồ-đề nhưng để diễn đạt ý Như-lai. Và đây chính là lý do ta thấy nhiều khi tôn giả Xá-lợi-phất (舍利弗) hoặc Tu-bồ-đề (須 菩 提) giải thích một số lời dạy khó hiểu của Đại-thừa, trong đó bản thân tôn giả Xá-lợi-phất hoặc Tu-bồ-đề hình như cũng không hiểu hết ý nghĩa. Cách thứ ba trong đó Đức Phật có thể chuyển hoá âm thanh của ngài như thiên âm trổi lên. Tư tưởng của ngài là siêu việt (lokottara, 出世界) và thanh tịnh (anāsrava, 清 淨). Đức Phật có thể nhập tâm với bất cứ tư tưởng nào ngài thích. Thật ra, ngài xuất hiện với ứng thân như Thích-ca Mâu-ni với tâm thích hợp với thế giới con người, nhưng ngài cũng có thể tạo tư tưởng ngài trong tâm của người khác.

(d) Kinh Diệu-pháp Lăng-già (Saddharma Lankāvatāra Sūtra, 妙法楞伽經) giải thích mối liên quan giữa ứng thân và pháp thân. Ứng thân không phải do hành động tạo ra, Như-lai cũng không phải trong hoặc ngoài ứng thân:

“Sarve hi nirmitabuddhā na karmaprabhavā na tesu Tathāgato na cānyatra tebhya Tathāgato”.

Điều này chỉ có thể được khi Thích tử của Thiền na Phật (Jina, 禪那) tuệ giác được thế giới hữu hình không tách rời tâm và họ có thể đạt được ứng thân giải thoát từ tác (kriyā, 作) và hành (saṁskāra, 行), lực (bala,力), thắng trí (abhijđā, 勝智)và sống (vaśita, 生). Giống như pháp thành tựu, Như-lai đã tạo ra ứng thân để thực hiện các sứ mệnh của Như-lai (Tathāgatakṛtya, 如來使命). Và các Kim-cang Thủ Bồ-tát (Vajrapāṇi, 金剛首菩薩)712 đã phục vụ như là thị giả cho các ứng thân Phật và chứ không phụng sự cho các Đức Phật thật và chức năng của Đức Phật như vậy là để ban pháp thoại và giải nghĩa những đặc tính của bố thí (dāna, 布施), trì giới (sīla, 持戒), thiền định (dhyāna, 禪定), giải thoát (vimokṣa, 解脫) và duy tâm (vijđāna, 惟心).

Ứng thân thường được dịch như thân do Đức Phật ứng hiện để thành tựu lời nguyện độ sanh. Sự biểu hiện của báo thân trong thế giới thực nghiệm như Đức Phật Cồ-đàm và những vị trước đó và nối tiếp Như-lai là ứng thân của Đức Phật.713 Sự giáng sanh của Đức Phật xuống thế giới ta-bà không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một may mắn lớn cho loài người biết đạo lộ đến niết-bàn. Đây là sự giáng xuống của một bậc thánh, hoá thân thành một con người; những sự kiện khác từ khi sanh đến nhập niết-bàn là những hạnh nghiệp hiện thực trước mắt thật sự đáng tin, gần gũi với chúng sanh.714 Đức Phật Cồ-đàm là một vị Phật trong vô số chư Phật; và chư Bồ-tát là những hình thức bậc thánh khác được chọn để độ sanh, như Haribhadra đã nói:

“Khi một số chúng sanh cần cầu nghe pháp hoặc các nhu cầu khác, Đức Phật vì hoàn thành đại nguyện trước đó của ngài, và vì mục đích độ sanh nên hiển hiện thân ngài trong hình thức này hay hình thức khác.”715

Trong Tiểu-thừa, Đức Phật Cồ-đàm là một con người cao thượng, nổi bật trong nhân loại bởi sự chứng đạt tối thượng của ngài. Ngài không phải là chư thiên trước khi đạt bồ-đề. Lịch sử của Đức Phật Thích-ca tuyệt đối cần thiết trong Phật giáo. Trong Đại-thừa, mặc dù Đức Phật Cồ-đàm là một nhân vật lịch sử, nhưng ngài không phải là vị Phật duy nhất và sự xuất hiện của ngài là một trong vô số lần hiển hiện của ngài. Đại-thừa đã khéo tránh được những điều khẳng định trước đó cho rằng có sự tùy thuộc chấp thủ vào nhân vật lịch sử nào đó cũng như nhà thành lập tôn giáo đó.

2. Báo thân (Sambhogakāya, 報身) Sắc thân hoặc ứng thân là để độ chúng sanh (Pṛthagjanas人, ), Thanh-văn (Śrāvaka, 聲聞), Bích-chi-Phật (Pratyekabuddhas, 辟支佛, 緣覺) và Bồ-tát (Bodhi-sattvas, 菩薩) là những vị mà chưa đạt được một trong mười địa, vì thế một thân khác được sáng tạo ra để sử dụng, một thân thích hợp cho lợi ích của tất cả bồ-tát. Đây gọi là Tha-thọ-dụng thân (Parasambhogakāya, 他受用身) khác với Tự-thọ-dụng thân (Svasambhogakāya, 自受用身) là thân chỉ tự chư Phật có thể sử dụng.

Chính Tự-thọ-dụng thân đóng vai trò pháp sư của vô số kinh Đại-thừa, hầu như thường xảy ra ở đỉnh Linh-thứu (Gṛdhrakūṭa, 靈鷲) nơi duy nhất trong ba cõi được xem là thanh tịnh và thích hợp cho báo thân (Sambhogakāya, 報身) xuất hiện.

Từ mô tả ở trên về sự xuất hiện của Đức Phật và cách thuyết giảng pháp thoại của Đức Phật đã cho thấy các nhà Đại-thừa cũng không thể quên hoặc vượt lên khái niệm con người của Đức Phật mà các nhà Tiểu-thừa chủ trương. Họ vẫn cho Đức Phật Thích-ca vai trò chúa tể của vũ trụ mà chúng sanh vô cùng kính trọng, cúng dường với đầy hoa hương… Tất cả Bồ-tát, Thanh-văn, chúng sanh ở các thế giới khác nhau trong mười phương đến để nghe Đức Phật giảng về kinh Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-paramitā, 般若波羅密經), Diệu-pháp Liên-hoa (Saddharma-pundarīka, 妙法蓮花經) hoặc kinh Hoa-nghiêm (Gandavyūha/Avaṁsaka-sūtra, 華嚴經)…716

Theo thuyết siêu hình của Đại-thừa, các bồ-tát lại có chư Phật giám hộ của chính họ và chư phật đó chứng được pháp thân giống như pháp thân của Đức Phật Thích-ca. Các bồ-tát cũng đến hoặc thỉnh thoảng do chư Phật gởi đến để chào đón và cúng dường hoa hương lên Đức Phật Thích ca, mà Phật sát (cõi Phật trụ) là ta-bà thế giới (Saha lokadhātu, 娑婆 世界). Thỉnh thoảng những mô tả này đi quá xa khi nói rằng chư Phật đến chỗ Đức Phật Thích-ca để nghe pháp thoại và quá nhiều vô số chư Phật và bồ-tát đến nổi ta bà thế giới phải san bằng các đại dương, núi non, biển cả, sông ngòi, thành phố cũng như chư thiên, con người và các sinh vật khác.

Khi chúng ta đọc các kinh điển Tiểu-thừa, ta thấy chư tăng thường đến gặp Đức Phật và đi cùng với họ là một hay hai sa-di (sāmaneras, 沙彌). Cũng thế, khi chúng ta đọc kinh Diệu-pháp Liên-hoa tường thuật về sự không đủ khoảng trống cho vô số chư Phật, nên chư phật không thể mang theo họ các bồ-tát đóng vai trò như thị giả (upasthāpakas, 持者).

Theo Nhất-bách-thiên Tụng Bát-nhã Ba-la-mật kinh (Satasāhasrikā Prajñāpāramitā, 一百千頌般若 波羅密經) và Nhị-vạn Ngũ-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Pañcavimśati-sāhaśrikā Prajñāpāramitā, 二萬五千頌般若波羅密經) dạy rằng chính là thân cực kỳ chói lọi, từ mỗi lỗ chân lông chiếu ra vô số hào quang rực rỡ, chiếu khắp các thế giới (lokadhātus, 世界) nhiều như số cát sông Hằng. Khi lưỡi kéo ra rộng dài, từ đó cũng vô số tia sáng toả ra và mỗi vầng sáng là hoa sen ngàn cánh trong đó ứng thân của Như lai an tọa (Tathāgatavigraha: một loại ứng thân của Như lai – Nirmāṇakāya) đang ban pháp thoại bao gồm các Ba-la-mật cho chư Bồ-tát, Thanh-văn và chúng sanh.

Sau khi đạt được Sư-tử Du-hí Tam-muội (Siṁhavikrīdita samādhi, 師子遊戲三昧), thân ngài chiếu sáng tam thiên đại thiên thế giới (Trisāhasra-mahāsāhasra lokadhātu, 三千大千世界) giống như ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chiếu khắp thế giới. Đức Phật chỉ ra chân tự tánh (Prakṛtyātmabhāva, 真自性) của tất cả các pháp. Một số tầng lớp chư thiên cũng như loài người của bốn cõi, Diêm-phù-đề (Jambudvīpa, 閻浮提), Tây-ngưu-hoá châu (Aparagodāna, 西牛化) vv… thấy chân tự tánh (Prakrtyātmabhāva) và suy nghĩ Như-lai đang ngồi trước họ ban pháp thoại. Từ thân này lại phóng ra vô số tia sáng khiến tất cả chúng sanh từ các cảnh giới khác thấy Đức Phật Thích-ca thuyết pháp Bát-nhã Ba-la-mật cho tăng chúng và hội chúng tỳ-kheo.

Kinh Diệu-pháp Lăng-già (Saddharma Lankāvatāra Sūtra, 妙法楞伽經) đầu tiên trình bày khái niệm đẳng lưu (Nisyanda, 等流法) hoặc pháp tánh đẳng lưu Phật (Dharmatānisyanda Buddha, 等流佛) và dường như từ báo thân chưa hiện hữu. Chúng ta cũng có thể thấy các tác phẩm Tiểu-thừa chỉ ra thân siêu việt của Đức Phật với tướng hảo và tướng phụ của bậc thánh nhân. Đây là kết tụ công đức vô lượng do ngài tu tập trong nhiều kiếp quá khứ.

Trung-hoa dịch ‘Sambhogakāya’ là Pao shen (報身). Pao (報) nghĩa là kết quả và thành quả đáp lại; thân (報身) là thân thể. Báo thân cũng có nghĩa là thành quả dị thục (vipāka, 異熟, quả chín muồi) hoặc đẳng lưu (nisyanda, 等流, dòng chảy). Những nhà Du-già luận sau này gọi là tha-thọ-dụng thân khác với tự-thọ-dụng thân. Mặc dù Bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật kinh đã không phân biệt báo thân với ứng thân, nhưng kinh chỉ ra thân siêu việt của Đức Phật như là kết quả công đức từ vô số kiếp trước. Kinh Lăng-già (Lankāvatāra, 楞伽經) đã dùng từ ngữ ‘dị thục’ hoặc ‘đẳng lưu’ để chỉ sự chuyển tiếp từ khái niệm Dị thục thân (Vipākajakāya, 異熟身)của Tiểu-thừa đến khái niệm ‘Tha-thọ-dụng thân’ (Parasambhogakāya, 他受用身) của Đại-thừa.

Gọi là báo thân bởi vì biểu hiện cho thân tồn tại là hiện hữu của sự hưởng thọ đầy đủ chân lý của Đại-thừa như kinh dạy: ‘hưởng thụ hoàn toàn chân lý hoặc từ khi tuệ giác chân lý’.717 Báo thân là diệu dụng hiển hiện của pháp thân trong thế giới thực nghiệm trong hình thức hữu hình. Đức Phật đã xuất hiện ở đây như một chư thiên tối thượng, cư ngụ ở cõi Sắc-cứu-cánh thiên (Akaniṣṭha, 色究竟天) và chung quanh là vô số các bồ-tát. Ngài được ban cho ba mươi hai tướng tốt và tám mươi tướng phụ.718 Thân này là kết quả kết tụ của vô lượng công đức của các kiếp trước. Những mô tả về báo thân của Đức Phật trong kinh Đại-thừa. Nhất-bách-thiên Tụng Bát-nhã Ba-la-mật cũng nói rất hay về báo thân như từ mỗi phần của thân Phật, từ đỉnh đầu, bàn tay, bàn chân ngay cả các ngón tay… các tia hào quang chiếu ra đến tận cùng của thế giới.719 Chỉ có những Bồ-tát đạt được địa thứ mười mới có thể thấy được báo thân phước tướng của Đức Phật mà những vị khác thì không thể thấy được. Đây là ý tưởng của các luận sư Trung quán (Mādhyamika, 中論).720

3. Pháp thân (Dharmakāya, 法身)

Thân thứ ba hoàn toàn thuộc cảnh giới trần gian (Samvṛti) và siêu việt và như thế những nhà Đại-thừa thời kỳ đầu bao gồm cả ngài Long thọ đã xem thân này như là sắc thân hoặc ứng thân. Chỉ có Đại-thừa cho là thân thật duy nhất của Đức Phật là thực tại và không khác từ các pháp trong vũ trụ này. Mặc dù nỗ lực để định nghĩa pháp thân bằng những từ, ngữ đang hiện hành, nhưng sẽ không chỉ không đúng mà còn đưa đến sai lầm. Kinh điển Đại-thừa đã cố gắng đưa ra ý tưởng này trong khả năng ngôn ngữ cho phép.

Kārikā721 và Pháp đẳng lưu (Siddhi, 等流法) gọi pháp thân là tự tánh thân (Svabhāvika / Svabhāva-kāya,自性身), vì thân này không thể đo lường được và vô hạn. Pháp thân tràn đầy khắp hư không. Pháp thân là căn bản của báo thân và ứng thân. Pháp thân lìa tất cả đại mãn tướng (mahāpūrṇalaksanas, 大滿相) và hí luận (niṣpra-pañca, 戲論). Pháp thân là chân thật, bất diệt và công đức (guṇas, 功德) vô lượng. Pháp thân cũng không phải là tâm cũng không phải là sắc và lại nữa chư Phật có thể có riêng báo thân nhưng tất cả chư Phật đều đồng giống nhau chỉ có một pháp thân. Điều này có thể tự mình chứng biết (pratyātmavedya, 自證) mà không thể mô tả được, vì nếu diễn tả thì tựa giống như cố diễn tả mặt trời thế nào cho người mù nghe mà người này chưa từng biết mặt trời ra sao.

Trong Bát-thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật và những kinh Bát-nhã Ba-la-mật khác mặc dù liên tục phủ định những điều khẳng định về thực thể, nhưng chưa bao giờ quả quyết chân như (Tathatā, 真如) hoặc Tánh-không (Śūnyatā, 空性) hoặc pháp thân (Dharma-kāya, 法身) trong ý nghĩa thật của nó là cũng không tồn tại. Văn kinh diễn tả như sau:

“Như thị là không biến đổi, không thay đổi vượt khỏi khái niệm và phân biệt.”

(Tathatāvikārā nirvikārāvikalpā nirvikalpā).

Điều này đã chỉ ra khái niệm tích cực của thực tại hơn là sự hoàn toàn phủ định. Bát-thiên Tụng Bát-nhã Ba-la-mật cũng tuyên bố giống như vậy về pháp thân như sau:

“Như-lai biết tất cả các pháp tồn tại trong thế giới hoặc Như lai đã từng ban pháp thoại rằng các hiện tượng tồn tại chỉ là một giấc mơ và không cần hỏi liệu khi nào Như-lai đến và nơi nào Như-lai sẽ đi, hãy giác ngộ Như-lai trong các pháp.”

Có người nói Phật thân khởi lên ngang qua nguyên nhân và kết quả (lý Duyên-khởi) giống như âm thanh của ống sáo tùy điều kiện mà có nghe hay không. Ai chạy theo sắc tướng và âm thanh của Như-lai để tìm Như lai có mặt hay không là đi xa với chân lý. Cũng không có nghĩa gì hơn là chính thân đó do thực tại biến hiện nhưng đó lại là hí luận (prapadca) nữa.

Khi Thập-bát thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật khẳng định rằng Như-lai không tồn tại. Điều này ám chỉ rằng ai đọc tụng kinh điển Đại-thừa có thể thấy Như-lai. Ngay cả chư bồ-tát, trừ khi và cho tới khi nào đạt đến địa thứ mười mới thấy thân Như-lai, tuy nhiên ý nghĩa vi tế nghĩa là Tự-thọ-dụng thân. Bồ-tát vẫn còn trong vòng vọng tưởng và khởi niệm rằng vận dụng trí Bát-nhã Ba-la-mật để loại trừ sự chấp thủ nơi đây không có Như-lai. Cũng giống Thập-bát thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật và kinh Kim-cang Bát-nhã (Vajracchedikā Prajđā-pāramitā), kinh Bồ-tát tạng (Bodhicaryāvatāra, 菩薩藏經)722 trình bày như sau:

“Ai dùng sắc để thấy Ta và dùng âm thanh để tìm Ta thì không thể thấy Ta, bởi vì chỉ có thể thấy Như-lai trong ý nghĩa của tự tánh pháp (dharmatā), vì tất cả bậc đạo sư chỉ có một là pháp thân. Tự tánh pháp không thể nhận biết và đó cũng là Như-lai.”

(Dharmato buddha draṣṭavya dharmakāya hī nayakāyah, dharmatā cāpy avijñeyā na sā sakyā vijānituṁ).

Những nhà Du-già luận đặc biệt rất quan tâm đến khái niệm pháp thân. Kinh Lăng-già dạy rằng Đức Phật (tự tánh pháp, Dharmatā, 自性法) không có bất cứ cơ sở nào (nirālamba), vượt khỏi các sắc căn, hình tướng và vì thế vượt khỏi nhãn quan của hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật hoặc không phải Đại-thừa, mà pháp thân chỉ có thể tự giác ngộ trong chính vị đó.

Kinh Lăng-già gọi là Tự tánh pháp thân (Svābhāvika-dharmakāya, 自性身). Tự tánh pháp thân này vi tế, thậm thâm, bất diệt và là một và cùng thân với tất cả chư Phật. Duy-thức Tam-thập luận tụng (Trimśikā, 惟識三十論頌) giải thích pháp thân chuyển từ sở y (āsraya, 所依), a-lại-da-thức (ālayavijñāna, 阿賴耶識) thành trí (jñāna, 成智) và chuyển tan hai chướng (dausṭhulyas, 二障) là phiền não chướng (kleśāvaraṇa,煩惱障) và sở tri chướng (jñeyāvaraṇa, 所知障).

Hiện-quán Trang-nghiêm luận (Abhisamayā-lankārakārikā, 現觀莊嚴論) cũng giải thích tương tự về pháp thân. Có hai loại pháp thân là:

1) Bồ đề phần (Bodhipākṣika, 菩提分) và các pháp khác là bản thân thanh tịnh, chân trí (jñānātmanā, 真智) và ly hí luận (niṣprapañca, 戲 論) và

2) Pháp thân thứ hai là chuyển sở y (āsraya, 所依) thành tự tánh thân (Svabhāvakāya, 自性身).

Mục đích của các bồ-tát là giác ngộ pháp thân. Mỗi chúng sanh có pháp thân hoặc pháp thân tạo ra tất cả chúng sanh trên thế giới, nhưng chúng ta bị vô minh che mờ, không thấy được sự thật. Mục đích mà Bồ-tát đạt đến là chuyển hoá vô minh (avidyā, 無明) và tuệ giác sự thật là vị ấy có pháp thân cùng với tất cả.

Bồ-tát hoàn toàn giác ngộ tính đồng nhất của ngài với Tánh-không (dharmata, śūnyatā, 性空) và rộng lớn (samatā, 大) với tất cả các pháp. Pháp thân là một với tuyệt đối có thể khiến cho Đức Phật trực giác vào chân lý, chính chức năng diệu dụng này của Đức Phật đã phơi bày các pháp hiện tượng.

Đây là nguồn suối sức mạnh tiềm tàng để từ đó Đức Phật hiển hiện cụ thể hoá trong cảnh giới hạn chế. Báo thân là biểu hiện cụ thể của chính Đức Phật (tự-thọ-dụng thân) và tha-thọ dụng năng lực tỏa sáng khắp chư thiên. Hơn nữa vì đại nguyện độ tất cả chúng sanh, Đức Phật thỉnh thoảng hoá thân trong vô số ứng thân để đạt mục đích cứu khổ này.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật liên tục nhắc chúng ta hãy xem Đức Phật như pháp thân và pháp thân đó ẩn tàng trước chúng ta.723 Pháp thân là thực chất, thật tại của vũ trụ. Pháp thân thoát khỏi các quan niệm đối đãi hai bên. Vì là bản chất của vũ trụ nên gọi là tự tánh thân (svābhāvika-kāya)724 nhưng pháp thân725 vẫn là một con người với vô số công đức và năng lực ở đó.726

Mối Liên quan giữa Ứng thân, Báo thân và Pháp thân

Ba thân của ứng thân, báo thân và pháp thân đã phát triển thành một hình thức tiến bộ trong kinh tạng Đại-thừa. Ứng thân là thân hiển hiện, một hình thức đích thực của Đức Phật lịch sử được kính trọng (trong khi hoá thân là các thân khác với hình tướng Đức Phật). Quá tôn kính ngài, các đệ tử đã tôn xứng ngài ‘chúa tể của lòng từ’ như một bậc siêu lịch sử và không rời bỏ chúng sanh. Thân ứng hoá của bậc giác ngộ là vượt thời gian, không gian, không hình tướng, màu sắc hoặc kích cỡ, không giới hạn bởi phạm vi và cơ sở. Thân siêu lịch sử của Đức Phật biểu hiện vô số thân vì lòng từ cứu chúng sanh ra khỏi thế giới tà bà.

Ứng thân của Đức Phật xuất hiện trong hai thân khác là báo thân và pháp thân. Báo thân là thân phước báu, thân thọ hưởng không chỉ thọ hưởng hạnh phúc của thân thể tốt đẹp mà còn hưởng công đức của vô lượng đức hạnh tu tập. Theo tinh thần, hóa thân cũng được biết là vô tướng và vô sắc.

Thân thường trụ của Đức Phật gọi là pháp thân là thân chân thật. Đó chính là pháp. Như chân lý, pháp thân cũng được biết là vô tướng và vô sắc.

Để có thể hiểu học thuyết trên, chúng ta có thể theo trình tự ngược lại. Không có pháp thân làm nền tảng thì cả hai báo thân và ứng thân không thể có. Tương tự không có báo thân và ứng thân thì pháp thân khó thể hiểu nổi.

Bậc giác ngộ trong ứng thân của Đức Phật lịch sử vẫn là một thân với pháp thân vô tướng và ứng thân không thể thấy được. Đại-thừa đặt thành phương trình pháp thân là đồng với Tánh-không. Đây là chân lý và trí tuệ đó là hoàn hảo. Nhận thức đúng đắn rằng Tánh-không không phải là trạng thái phủ định hoặc tĩnh lặng, mà Tánh-không là hoạt động tích cực và diệu dụng liên tục liên quan đến chân lý (pháp). Báo thân được hoàn thành do phước báo thành tựu đầy đủ các pháp. Tuy sắc thân vật lý nhưng cứu cánh bản chất thì nó vẫn là vô tướng và vô sắc. Pháp thân là chân lý tối hậu là ngay pháp thân cũng không và vô tận.

*

GHI CHÚ:

676 Sn, trang 76 trở đi; M, I, trang 166 trở đi & 246 trở đi.

677 D, I, trang 87-8; LS, trang 144, 376; trích trong Lalitavistara ed. P.L.Vaidya, BST, I, 1958, trang 3.

678 Trong kinh Đại-thừa chẳng hạn như kinh Thập địa nói rằng Bồ-tát có thể trở thành một Đại thiên (Mahābrahma) trong địa thứ chín nếu ngài muốn.

679 M, III, trang 8.

680 D, Lakkhana Sutta, ix, trang 236.

681 D, Mahāparinibbāna Sutta, xiii, trang 182.

682 DCBT, trang 337.

683 M, Ariyapariyesana Sutta, I, trang 171.

684 Loka (S) Cảnh giới, Laukka (S): Thế, Thế gian; Thế giới, cảnh giới. Mỗi thế giới nhỏ có: Tu di sơn, Mặt trời, Mặt trăng, Tứ thiên hạ chung quanh núi Tu di, Tứ thiên vương, Đao lợi thiên, Dạ ma thiên, Đâu suất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa thiên và Sơ thiền thiên. Mỗi thế giới đều qua bốn kỳ: thành, trụ, hoại và không. Bốn kỳ ấy là bốn Trung kiếp, hiệp thành một Đại kỳ kiếp. 1.000 thế giới nhỏ và moät đệ nhị thiền thiên hiệp thành Tiểu thiên thế giới. 1.000 tiểu thiên thế giới và moät đệ tam thiền thiên hiệp thành Trung thiên thế giới. 1.000 trung thiên thế giới và moät đệ tứ thiền thiên hiệp thành Đại thiên thế giới.

685 Kathāvatthu, ed. A.C. Taylor, London: PTS, 1894-95, XVII, 1 & 2. Kathavatthu (P) Biện giải, Thuyết sự, Luận sự. Một tập trong bảy tập của bộ Thắng Pháp Tạng, gồm 23 phẩm, 217 bài luận. Sách này tương truyền do chính tay Mục Kiền Liên Đế Tu, làm thượng thủ trong kỳ kiết tập kinh điển tại thành Hoa thị, năm 250 trước Tây lịch, do vua A Dục triệu tập.

686 N. Dutt, Buddhist Sects in India, Delhi: Motilal, rpt. 1998, trang 105.

687 S, III, trang 140.

688 Vasumitra (S) Bà tu mật, Thế Hữu, Thiên Hữu, Hoà tu mật đa?. Có hai nghĩa: 1) Vị tổ thứ bảy, một trong 28 vị tổ Phật giáo ở Ấn độ, thế kỳ thứ I, một vị đại luận sư trong số Tứ luận sư. Là Thượng thủ của 500 hiền thánh kết tập kinh điển vào năm 400 sau khi Phật nhập diệt. 2) Tên vị thiện tri thức thứ 25 mà Thiện Tài đồng tử có đến tham vấn.

689 Kathāvatthu, XXI, trang 5.

690 Andhaka (S) án đạt la phái. Một bộ phái Tiểu thừa. Phái này có boán bộ: Đông sơn trụ bộ, Tây sơn trụ bộ, Vương sơn trụ bộ và Nghĩa thành bộ.

691 Kathāvatthu, XXVII, trang 3.

692 N. Dutt, Buddhist Sects in India, Delhi: Motilal, 1998, trang 106-0.

693 Kathāvatthu, XXVII, V.9.

694 N. Dutt, Buddhist Sects in India, Delhi: Motilal, 1998, trang 81.

695 EB, III, trang 424.

696 Đại-tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śāstra), tập 76.

697 Như trên, tập 76.

698 EB, III, trang 423-6.

699 D, Mahāparinibbāna Sutta, trang 242.

700 M, III, trang 7 trở đi.

701 N. Dutt, Mahāyāna Buddhism, Calcutta, 1976, trang 159.

702 S, Vakkalia sutta, III, trang 110 trở đi.

703 PP, trang 234.

704 Atthasalini (P) Pháp tụ luận chú, Luận Thù Thắng Nghĩa. Bộ luận đầu tiên của Tạng luận.

705 N. Dutt, trang 142.

706 Như trên, trang 144.

707 Kacilindika (S) Ca chiên lân đà, Ca chiên lân đề, Ca già lân địa điểu, Thật khả ái điểu. Một loài chim.

708 N. Dutt, trang 136-7.

709 N. Dutt, trang 145.

710 金 剛 般 若 波 羅 密 經, 佛 學 業 書, 台 鸞, 一 九 九 八, trang 130.

711 Akobhya-tathāgatasya-vyūha sūtra (S): A súc Phật quốc Kinh, Kinh A súc, Kinh A súc Phật quốc Sát Chư Bồ tát Học Thành Phẩm và Kinh Đại bảo tích Bất động Như lai Hội.

712 Vajrapāni (S) Kim Cang Thủ Bồ tát. Channa Dorje (T), Vajirapāni (P): Chấp Kim cang Bồ tát, Bí Mật Chủ Bồ tát, Kim Cang Thủ Dược Xoa Tướng, Kim Cang Lực sĩ, Kim Cang Mật tích, Chấp Kim cang, Chấp Kim cang thần, Mật Tích Lực sĩ, Kim Cang Tát đõa.

713Yena Śākyamuni-tathāgatādirūpeṇāsaṁsāraṁ sarvaloka-dhātuṣu sat-tvānāṁ samīhitara arthaṁ samaṇkaroty asau kāyaḥ, prabandhatayānuparato nairmāṇiko buddhasya bhagavataḥ . . . tathā coktam: karoti yena citrāṇi hitāni jagataḥ samam; ābhavāt so’nupacchinnaḥ kāyo nairṁāniko muneḥ. Abhisamay Ālaṁkār Āloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda, trang 532.

714 Xem Buston, trang 133 trở đi. Uttaratantra of Asaṅga, trang 245 trở đi (Obermiller’s Trans. Acta Orientalia, Tập IX, 1931).

715 AbhisamayĀlaṁkārĀloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda, trang 525.

716 N. Dutt, trang 157.

717 Buston, tập I, trang 129.

718 Dvātriṁśal lakṣaṇāsitivyañjanātmā muner ayam; Sāmbhogiko mataḥ kāyo mahāyānopabhogataḥ. Abhisamay Ālaṁkār Āloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda, trang 526.

719 Śata Sāhasrikā, trang 2 trở đi.

720 Đây là quan điểm của luận sư Pháp-tú (Dharmamitra), (Mādhyamika, Buston, tập I trang 131 trở đi). Tác phẩm của ngài Pháp-tú được gọi là Prasphuṭapāda và hiện nay đang lưu giữ tại Tây-tạng.

721 Kārikā (kāraka): Lời ngắn gọn, súc tích, học thuyết (concise statement in verse of, doctrine); trích trong A Sanskrit English Dictionary, Etymologically and Philologically Arranged with Special reference to Cognate Indo-European Languages, print 14 times, Delhi: Motilal Banarsidass, 1997, trang 274.

722 GBWL, trang 42.

723 Ye māṁ rūpeṇa cādrākṣur ye māṁ ghoṣeṇa anvayuḥ mithyāprahāṇa-prasṛtā na māṁ drakṣyanti te janāḥ dharmato Buddhā draṣṭavyā dharmakāya hi nāyakāḥ dharmatā cāpy avijñeyā na sā śakyā vijānitum. Vajracchedikā, trang 43, trích trong MKV, trang 448; Bodhicaryāvātāra, Ācārya Śāntideva, trang 421. uktaih hy etad Bhagavata: dharmakāya Buddhā Bhagavantaḥ mā khalu punar imaṁ bhikṣavaḥ satkāyaṁ kāyaṁ manyadhvaṁ dharmakāya pariniṣpattito mām bhikṣavo drakṣyanty eṣa ca Tathāgatakāyaḥ. Aṣṭa Sāhasrikā Praj Nāpāramitā, (Bib.Indica), trang 94. mukhyato dharmakāyas tathāgataḥ. Abhisamay Ālaṁkār Āloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda. trang 181. Cũng xem trang 205 & 521 trở đi.

724 Sarvākārām viśuddhiṁ ye dharmāḥ prāptā nirāsravāḥ; svābhāviko muneḥ kāyas teṣām prakṛti-lakṣaṇaḥ. Abhisamay Ālaṁkār Āloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda, trang 523.

725 Outlines of Mahāyāna, trang 223-4.

726 Abhisamay Ālaṁkār Āloka of Haribhadra, G.O.S., Baroda, trang 523 trở đi.

Les commentaires sont fermés.