Dimanche 3 Juin : Lễ PHẬT ĐẢN – Célébration officielle de Vesak (Année bouddhiste 2562)

Phật Đản P.L. 2562 – 2018 Chùa Thiện Minh

2562éme Commémoration de Vésak – 2018 Pagode Thiện Minh

 Ste Foy Lès Lyon

Dimanche 03 Juin 2018 – Programme de la Journée de Vésak (Public et sans réservation)

  • 10h30 : Accueil
  • 11h00 : Cérémonie officielle de Vésak (2562e)
  • 12h00 : repas végétarien (+ stands **)
  • 13h30 : Enseignement bouddhiste
  • 14h30 : Spectacle traditionnel en offrande à Vésak
  • 17h00 :  Fin

**Stands de plats vietnamiens en vente.

Namo au jardin de Fleurs Vô Ưu de Lumbini
la Dernière Naissance de l’omniscient Sakyamuni Bouddha


LA NAISSANCE DU BOUDDHA – UNE “EMPREINTE” DE BONHEUR

Au jour de la pleine lune, il y a environ plus de 25 siècles que le monde avait accueilli l’arrivée d’un grand homme dans l’histoire de l’humanité: le Prince Siddhârta, devenu le Bouddha historique Sakyamuni.

Né au palais de son père, le roi Suddhodana, en l’an 563 avant J.C., la vie entre sa naissance et la fin de “son cycle” est un tableau rempli de “beauté” et de “sens”. De son vécu par le passé, les qualités et la sagesse du Bouddha sont toujours restées au service des hommes, et plus particulièrement à celui de la Vie. Aujourd’hui, à l’occasion du Vesak, nous devons réétudier son histoire pour comprendre la signification de sa naissance, et faire vœu d’être à son image, dans la persévérance vers l’ouverture aux bénéfices de soi et d’autrui.

Le temps s’écoule selon la loi d’interdépendance, et une nouvelle saison de Vesak revient sur la terre d’Amour du Vietnam . Il y a 2 636 ans depuis ce jour, le jour où le monde entier a été secoué pour accueillir l’apparition du Grand Eveillé.

Bien que le Bouddha soit sorti du cycle, son Dharma continue à être enseigné, apportant ainsi une lumière aux êtres, celle qui les emmènera hors de la souffrance.

L’empreinte du Bouddha est un message de paix et de libération pour tous les êtres. Son dharma est une clé qui permet aux hommes d’ouvrir la porte du Nirvana dans l’accomplissement de l’Eveil et de ramener la paix au monde et aux êtres.

Le Bouddha a déclaré: “Il n’y a pas de classe d’êtres dont les larmes ne soient pas salées et dont le sang ne soit pas rouge“. Sa déclaration est Noble, venant d’un esprit pur et noble, rempli d’humanité et de sagesse, au cœur de l’enceinte des hommes. Le Bouddha est “Noble”, parce que l’homme ne reconnait pas sa propre autodétermination et qu’il nie l’esprit Noble d’autrui, malgré que la nature de Bouddha est en chaque être et que tous peuvent la réaliser, et cela quelque soit la catégorie et le niveau des êtres: il en est son propre arbitre.

L’arrivée du Bouddha dans ce monde est l’accomplissement d’un souhait de l’humanité dans la société de son temps, de ce temps, et du temps futur. Le Bouddha a apporté un message de Paix au cœur de la vie, et en chaque être la force de se transformer: une transformation liée à la perception du désir primaire, du désir passionnel, du désir charnel et du désir de se libérer des pensées de “soi” et du “à soi”, ce n’est que de cette manière que l’humanité aura compris le message du Bouddha et qu’elle pourra atteindre la marche du Bonheur.

Le Bouddha a enseigné que chaque action et chaque réaction ressenties sont liées au présent comme au passé, de sorte que la porte du bonheur ou celle de la souffrance en est l’image d’un choix. En sachant qu’aucun être ne pourra contredire cette loi, il faudra s’écarter des vues fausses, des illusions et des confusions. Avec cette ferme détermination, les êtres pourront voir un monde dans lequel leur esprit et leur corps évolueront de manière plus “noble”.

L’étiquette de “Paix” est considérée comme un mot de Sagesse du Bouddha pour l’humanité. Elle a déraciné et coupé une idéologie doctrinale de cette société, enfouie profondément dans l’esprit des hommes, telle une impasse, tel un sentier sans issue dans le cycle des perturbations et du Samsara. Le détachement d’une existence d’un être créateur ou divin à l’époque du Bouddha, avait ramené beaucoup de bonheur aux hommes sans distinction entre ethnies ou classes sociales, entre homme ou femme, pauvre ou riche.

Si nous sommes conscients de l’égalité universelle de ce monde et que nous l’appliquons à la vie interdépendante, alors nous sommes certains qu’il n’y aura ni souffrance au cœur des êtres et ni barrière entre les hommes.

NAMO AU JARDIN DES FLEURS VO ƯU DE LUMBINI DE LA DERNIERE NAISSANCE DU MAITRE BOUDDHA SAKYA MUNI


ĐỨC PHẬT RA ĐỜI – THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HẠNH PHÚC

Vào ngày trăng tròn cách đây hơn 25 thế kỷ, thế giới đã đón mừng một bậc vĩ nhân của toàn nhân loại đã xuất hiện. Đó là Thái Tử Sĩ Đạt Ta, sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni .

Ngài sinh vào cung vua Tịnh Phạn, năm 563 trước Tây Lịch. Cuộc đời Ngài từ lúc sinh cho tới lúc nhập diệt là một bức tranh hết sức đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Ngài đã đi vào quá khứ, nhưng đức tính và trí tuệ của Ngài vẫn còn mãi với con người và cuộc đời.Hôm nay nhân ngày Phật đản chúng ta cần ôn lại bài học về cuộc đời Ngài để hiểu được ý nghĩa sự ra đời của Đức Từ Phụ, nguyện noi gương Ngài luôn tinh tấn trên bước đường tự lợi tự tha.

Thời gian cứ trôi dần đi theo quy luật của tạo hóa, thế là một mùa Khánh Đản nữa lại về trên dải đất hình chữ S thân thương. Đã trải qua 2636 năm kể từ cái ngày ấy, cái ngày mà cả thế giới đều rung động để chào đón sự xuất hiện của đấng Đại Giác Ngộ.

Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi mãi trong thế gian như là một con đường dẫn đến cho chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.

Đức Phật ra đời, mang một thông điệp của sự giải thoát và an lạc trong cuộc sống đã xuất hiện, những lời dạy của Ngài phải chăng là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời nhằm thực hiện ước mơ của mình, tạo dựng một thế giới an bình cho nội tâm và ngoại cảnh.

Đức Phật đã từng tuyên bố: “Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ”. Lời tuyên bố ấy của Ngài thật là cao thượng, xuất phát từ một trái tim nhân hậu cao cả luôn vì nhân loại chìm đắm trong khổ đau, như là một sự khẳng định minh triết, một bản tâm ca của đời sống nhân loại. Vì con người không nhận chân được lòng tự quyết của chính mình và đã phủ nhận tính linh cao thượng của người khác; dẫu biết rằng, ai cũng có Phật tính và ai cũng đều có thể trở nên cao thượng. Cao thượng hay thấp hèn, tất cả đều do quyết định của chính mỗi người chúng ta.

Chính vì lẽ ấy, sự ra đời của Đức Phật đáp ứng được ước mơ của con người trong xã hội thời đại ấy và cho đến hôm nay, mãi mãi về sau, Ngài đã mang đến cho loài người chúng ta một thông điệp về sự an bình trong cuộc sống là trong ta và trong mỗi người đều có sức mạnh chuyển hóa. Chuyển hóa từ chính trong sự nhận thức tầm thường của dục vọng, từ sự ham muốn thúc đẩy của dục ái, và từ sự ham muốn dứt khoát xả bỏ tư duy giữa cái ta và cái của ta, thì lúc ấy con người đã nắm lấy được thông điệp của Ngài và đi đến bến bờ hạnh phúc.

Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết rằng, sự nhận thức và hành động có chủ đích của chúng ta trong hiện tại cũng như trong quá khứ như thế nào thì cánh cửa hạnh phúc hay đau khổ sẽ đón nhận chúng ta như thế đó. Chẳng một ai khác có thể cho chúng ta và nhận lãnh cho chúng ta điều này, đừng bao giờ hão huyền, vọng tưởng và lầm lẫn.Xác định vững chắc như thế, thì chúng ta đã thấy được một thế giới mà trong đó tâm tưởng và hình hài của chúng ta được xây dựng một cách hoàn hảo hơn.

Bản “An bình ca” được thâu tóm như một lời minh triết của Đức Phật trao đến loài người, đã làm bùng nổ, tan vỡ một hệ tư tưởng ràng buộc trong xã hội đã ăn sâu vào trong tâm trí của con người, và đã đưa chính họ vào ngõ cụt, không cửa thoát trong vòng tròn ưu phiền của đời sống và luân hồi sinh tử. Sự giải thoát ra khỏi hệ lụy của một hệ tư tưởng thần thánh thời ấy đã mang đến nhiều hạnh phúc cho nhân loại, bất kể đó là nam hay nữ, sang hay hèn và bất kể người đó thuộc sắc tộc gì hoặc địa vị nào trong xã hội.

Nếu chúng ta hiểu biết về sự bình đẳng, và mang chúng sống trong thế giới tương quan tương duyên này thì một điều chắc chắn mà chúng ta có được, đó là không có sự đau khổ dằn vặt trong lòng mỗi người, mâu thuẫn giữa con người và con người với nhau.

NAM MÔ LÂM TỲ NI VIÊN, VÔ ƯU THỌ HẠ, THỊ HIỆN ĐẢN SINH BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Pour marque-pages : Permaliens.

Les commentaires sont fermés.